Điều khiển biến tần trực tiếp

Một phần của tài liệu Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ sử dụng biến tần (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ BIẾN TẦN

2.1. Biến tần trực tiếp (xoay chiều xoay chiều)

2.1.3. Điều khiển biến tần trực tiếp

Thời điểm phát xung mở cho các van tiristor của biến tần trực tiếp cần tuân theo một trật tự nhất định sao cho giá trị trung bình cục bộ của điện áp đầu ra theo sát giá trị tức thời của điện áp mong muốn. Nói cách khác góc mở của các van trong mỡi nhóm phải có phân bố sao cho điện áp trên tải là gần với hình sin nhất.

Dạng hình sin của điện áp mong muốn được chọn làm điện áp tựa, các góc mở tương ứng được xác định bởi giao điểm giữa điện áp tựa và điện áp nguồn ba pha. Trong một vài trường hợp điện áp tựa có thể là các sóng tam giác cân. Ở chế độ chỉnh lưu góc mở của các van là nhỏ hơn (một phần tư chu kỳ điện áp nguồn) – các góc , ở chế độ nghịch lưu phụ thuộc các góc mở lớn hơn các góc (hoặc các góc vượt trước ). Tình hình cũng tương tự như vậy đối với nhóm van N. Về nguyên tắc, góc vượt trước có thể bằng khơng tại thời điểm điện áp tải đạt giá trị biên độ. Trong thực tế điều này là khơng cho phép, bởi vì góc thơng sớm β của cả hai nhóm van ln phải lớn hơn hoặc cùng lắm là bằng . Góc thơng sớm cực tiểu này bằng tổng của góc chuyển mạch cực đại và góc khoá của van tiristor.

Khi cần điều chỉnh điện áp đầu ra người ta điều chỉnh biên độ của điện áp tựa (điện áp chuẩn), khi cần điều chỉnh tần số cần thay đổi tần số của điện áp tựa hình sin. Cũng dễ

nhận thấy rằng khi giảm điện áp đầu ra các góc mở α và góc thơng sớm β đều tăng và do đó làm tăng dung lượng sóng hài của điện áp trên tải.

Một phần của tài liệu Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ sử dụng biến tần (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w