Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân khởi phát đái tháo đường có xu hướng nhiễm toan ceton (Trang 25 - 26)

6. Đánh giá chức năng tế bào beta

2.4.2.Các bước tiến hành

- Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng - Điều trị và theo dõi bệnh nhân theo đúng phác đồ điều trị

- Giải thích bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu và ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

- Khi đường máu bệnh nhân đã tương đối ổn định, chúng tôi tiến hành nghiệm pháp cho bệnh nhân uống 75 gram glucose pha trong 300 ml nước vào lúc 6h30 buổi sáng. Mũi tiêm insulin nhanh cuối cùng được thực hiện vào buổi tối trước khi làm nghiệm pháp, còn mũi tiêm insulin bán chậm không được tiêm trong vòng 24h trước khi làm nghiệm pháp vì ảnh hưởng đến kết quả. Không cần hạn chế lượng nước uống vào trong suốt thời gian làm nghiệm pháp. Tiến hành lấy máu xét nghiệm trước và sau uống glucose 30 phút. Sau lấy mẫu máu lần 2, thử ĐMMM cho bệnh nhân để cho tiêm insulin liều thích hợp.

- Tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh và theo dõi sát ĐMMM của bệnh nhân để điều chỉnh thuốc phù hợp với bệnh nhân cho đến khi ra viện

Từ các số liệu thu được tính chỉ số HOMA-IR trên từng bệnh nhân để từ đó đánh giá sự nhạy cảm với insulin (%S) dựa vào chỉ số glucose máu và insulin máu lúc đói lấy máu cùng thời điểm. Cách tính chỉ số HOMA-IR dựa theo công thức:

HOMA-IR I0 (µU/ml) x G22,50 (mmol/L)

HOMA-IR: Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance-Chỉ số kháng insulin theo phương pháp đánh giá ổn định nội môi

I0 : Nồng độ insulin lúc đói tính bằng µU/ml G0 : Nồng độ glucose lúc đói tính bằng mmol/l

Đồng thời đánh giá trạng thái chức năng tế bào beta của đảo tụy (%B) dựa vào tỷ lệ C-peptid/Glucose lúc đói và so sánh với kết quả ở thời điểm 30 phút sau làm nghiệm pháp uống 75 gram đường glucose.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân khởi phát đái tháo đường có xu hướng nhiễm toan ceton (Trang 25 - 26)