Tạp chí Thanh tra 19 Trung tâm Thông tin.

Một phần của tài liệu luật hành chính việt nam 2 (Trang 101 - 104)

19. Trung tâm Thông tin.

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 14 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 15 đến Khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp. Vụ I, Vụ II, Vụ III, Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, Vụ Hợp tác Quốc tế được tổ chức 03 phòng trực thuộc; Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư, Vụ Tổ chức Cán bộ được tổ chức 04 phòng trực thuộc; Vụ Pháp chế được tổ chức 02 phòng trực thuộc. Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có con dấu riêng và có bộ phận thường trực để quản lý Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, đơn vị do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định.

Câu 150: Những nội dung chủ yếu của luật khiếu nại, tố cáo và phương hướng hoàn thiện?

Trả lời

– Những nội dung chủ yếu của luật khiếu nại: – Quy định về phạm vi điều chỉnh

– Quy định về các khái niệm : + Khiếu nại

+ Chủ thể của khiếu nại + Đối tượng của khiếu nại

– Quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại

– Thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền;

– Những nội dung chủ yếu của luật tố cáo: – Phạm vi điều chỉnh

– Các khái niệm: + Tố cáo

+ Chủ thể tố cáo + Đối tượng tố cáo

– Thủ tục giải quyết tố cáo – Phương hướng hồn thiện:

Do ý nghĩa chính trị – pháp lý hệ trọng và thực tiễn nóng bỏng của việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nên tuy LKNTC 1998 đã được sửa đổi, bổ sung hai năm liên tiếp (2004, 2005), nhưng vẫn có nhu cầu phải tiếp tục hồn thiện, trong đó cần: – Quy định cụ thể hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại không chỉ về tài sản, mà cả danh dự, các hình thức bồi thường…

– Mở rộng quyền của cơng dân khiếu nại trực tiếp lên tòa án đối với bất kỳ vi phạm quyền, tự do cá nhân nào (cùng với chiến lược cải cách tư pháp). Với việc thành lập các tồ hành chính, lao động, kinh tế trong TAND cấp tỉnh và cấp trung ương, phương hướng trên đã được thực hiện một phần, nhưng vẫn rất cần hoàn thiện các quy định cụ thể về lĩnh vực này, nhất là đối với tồ hành chính.

Đang có quan điểm tách khiếu nại và tố cáo thành hai luật riêng và đã có dự thảo (như Dự thảo Luậttố cáo ngày 31- 8- 2- 6). Tuy nhiên, vẫn có quan điểm rằng khái niệm khiếu nại và tố cáo gắn bó rất chặt chẽ với nhau, cả về nội dung và ý nghĩa chính trị – pháp lý, nguyên tắc, thẩm quyền và thủ tục giải quyết có nhiều tương đồng và trong thực tiễn vẫn gặp nhiều trường hợp khiếu nại đồng thời tố cáo. Vì vậy, quan điểm này vẫn cần tiếp tục xem xét.

Câu 151: Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước là gì?

Trả lời

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước là trách nhiệm của nền công cụ, trách nhiệm của nền hành chính nhà nước đối với những thiệt hại về vật chất, hay tinh thần do hành vi trái pháp luật của mình gây nên, đây khơng phải là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng như trong lĩnh vực pháp luật dân sự.

Câu 152: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được quy định như thế nào?

Trả lời

Được quy định trong mục 1 chương II của luật trách nhiệm bồi thường của nhà

nước năm 2009

Điều 13. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:

1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, cơng trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;

4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;

5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;

6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;

7. Áp dụng thủ tục hải quan;

8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi

thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;

11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;

12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định. Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành cơng vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

2. Ngồi trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:

a) Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp khơng có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi thường

b) Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không cịn làm việc tại cơ quan quản lý người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;

c) Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện cơng vụ thì cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan có trách nhiệm bồi

thường;

d) Trường hợp có nhiều người thi hành cơng vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

đ) Trường hợp có nhiều người thi hành cơng vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là cơ quan có trách nhiệm

Câu 161:Tồ án xét xử những quyết định hành chính nào?

Trả lời

Trả lời

Quyết định hành chính Hành vi hành chính

1.QĐ xử phạt vi phạm hành chính

2.QĐ áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính 3. QĐHC trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu luật hành chính việt nam 2 (Trang 101 - 104)