- Phá hoại cơ sở vật chất
27: LÒNG BIẾT ƠN
Cuộc sống là một vịng tuần hồn vơ tận mà mỗi chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé trong vịng tuần hồn ấy. Qua thời gian, mọi thứ sẽ dần trở về với cát bụi. Có lẽ có những thứ ta sẽ quên đi trong thoáng chốc, rồi một ngày ta chợt nhận ra những điều ấy đã khơng cịn tồn tại trong tâm trí ta nữa. Nhưng, những gì là vĩnh hằng, là truyền thống, là nghệ thuật sẽ cịn mãi ở đó, bất biến theo dịng chảy của thời gian. Thật vậy, trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, mỗi người con Việt Nam đều ln giữ gìn nét đẹp văn hố truyền thống của cha ơng, phát triển nó đến tận ngày nay. Và, những gì là vĩnh hằng, là đẹp nhất luôn bước vào trong văn chương, là đề tài quen thuộc suốt bao năm qua. Đặc biệt là lòng biết ơn - nét đẹp nổi bật trong phẩm chất truyền thống của người Việt Nam - cũng là đề tài nội dung quen thuộc với dạng văn nghị luận xã hội.
A. MỞ BÀI
Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề nghị luận đề bài yêu cầu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ chọn: Nghị luận về lịng biết ơn.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Nhân dân Việt Nam ta có rất nhiều những truyền thống đạo lí tốt
đẹp được gìn giữ và phát huy qua bao ngàn năm qua: tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vị tha và bao dung... Trong số tất cả, lòng biết ơn là truyền thống phẩm chất bền lâu nhất.
Mở bài số 2: Cuộc sống là cho đi và nhận lại. Nhưng cuộc sống cũng là nhận lại
một cách đầy trân trọng và biết ơn. Đó cũng là một truyền thống đạo lí đầy tốt đẹp của nhân dân ta qua bao đời - lòng biết ơn.
B.THÂN BÀI
1.Giải thích khái niệm
-Lịng biết ơn là gì?: Lịng biết ơn, người ta vẫn thường nói đến điều ấy trong
cuộc sống của chúng ta, đó là sự biết ơn và trân trọng, kính trọng những gì mình được nhận từ người khác. Đó có thể là sự giúp đỡ trong lúc khó khăn hay chỉ là một cái ơm giữa đau thương cuộc đời… Và sự biết ơn ấy không chỉ là thái độ mà còn thể hiện ở hành động.
-Lòng biết ơn được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?: Trong đời sống
thường nhật, lòng biết ơn được thể hiện ở khắp mọi nơi, bằng vơ số các hình thức khác nhau. 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, đó là ngày để học trị bày tỏ tình cảm của mình tới thầy cơ - người lái đị cần mẫn bao năm trên dịng sơng kiến thức. Ngày 27/07 - ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam, đó là ngày mỗi chúng ta bày tỏ lịng biết ơn của mình đến những con người đã vượt lên trên vị kỷ mà dấn thân nơi chiến trường, hi sinh thân mình vì Tổ quốc, non sơng. Khơng chỉ vậy, biết ơn có khi chỉ đơn giản là một hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, nâng niu vẻ đẹp của tạo vật thiên nhiên...
2.Bàn luận vấn đề: Vì sao cần phải có lịng biết ơn?
-Mọi thứ xung quanh ta, vạn vật ta thấy, từ cây cỏ xanh mướt cho đến ngôi nhà ta đang ở, bữa cơm hàng ngày, những gì ta được hưởng… tất cả đều khơng phải tự nhiên mà có, cũng chẳng phải do chính đơi tay của ta làm ra. Những đoá hoa thơm ta thấy bên đường là nhờ có bà mẹ Tạo hố chăm sóc u thương. Những cành hoa tươi sắc cắm trong lọ hoa nơi phịng khách là nhờ có đơi tay người trồng tỉ mỉ. Hạt gạo trắng ngần ta ăn mỗi bữa cơm là biết bao mồ hôi công sức của người nông dân: “Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày.” Ngay cả
chính ta, trái tim này, tâm trí này, thân thể này, cũng là của cha mẹ cho ta, là chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chịu bao nỗi vất vả…
-Sống có lịng biết ơn, biết trân trọng và trả lại những gì bản thân đã từng được cho là một cách sống nhân văn, con người cũng sống văn minh hơn. Hẳn chúng ta sẽ yêu q một người có lịng biết ơn, sống có trước có sau hơn là một người sống vơ ơn, “qua cầu rút ván”. Một người sống biết ơn sẽ là một tấm gương sáng cho những người khác noi theo.
-Dẫn chứng: Trong gia đình, một người cha tên Stephen đã kể lại rằng: “Tôi cố
gắng nêu gương cho các con bằng cách cảm ơn vợ tơi vì đã nấu bữa tối.” và từ đó, kết quả chính là: “Hai con gái của tơi để ý những gì tơi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng nên bày tỏ lòng biết ơn.”
-Lòng biết ơn cũng là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay. Biết bao những câu ca dao dân ca được đúc kết cho đến tận bây giờ vẫn còn giá trị to lớn. Hay các nhà văn nhà thơ của ta có những tác phẩm nói về lịng biết ơn...
-Dẫn chứng: “Uống nước nhớ nguồn.”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.” “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
3.Mở rộng và rút ra bài học nhận thức, hành động
-Lật ngược vấn đề: Ngày nay, công nghệ xã hội phát triển, giới trẻ trở nên dần xa
cách với cuộc sống xung quanh, nhìn đời bằng ánh mắt thờ ơ vơ cảm. Hay một số người dù nói rằng bày tỏ lịng biết ơn nhưng khi họ bày tỏ lại mang theo cảm xúc trả nợ, bố thí lại...
-Bài học nhận thức và hành động: Biết ơn khơng chỉ bằng lời nói sng mà cịn
phải qua hành động thiết thực. Biết ơn ơng bà tổ tiên, chúng ta cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước, bảo vệ lãnh thổ… Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ mà thơi, nhưng mang trong đó là cả tấm lịng cũng rất đáng quý.
C. KẾT BÀI
-Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu khái quát lại ý kiến của bản thân người viết.
-Ví dụ: Lịng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp làm nên con người Việt Nam. Mỗi người chúng ta đều phải sống có lịng biết ơn để sống văn minh hơn, sâu sắc hơn.