Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu so sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 131 - 133)

CHƯƠNG 4 : GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ

5.3. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

5.3.3. Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5.3.3.1. Khiếu nại

* Thời hạn giải quyết khiếu nại:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và khơng thuộc một trong các trường hợp khơng được thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp khơng thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết như sau:

Vụ việc khiếu nại Thời hạn giải quyết

Lần đầu Lần thứ hai

Trong điều kiện bình thường Khơng quá 30 ngày Không quá 45 ngày

- Vụ việc phức tạp Không quá 45 ngày Không quá 60 ngày

Tại vùng sâu, vùng xa Không quá 45 ngày Không quá 60 ngày

- Vụ việc phức tạp Không quá 60 ngày Không quá 70 ngày

Về thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu: Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra Quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo mẫu số 01/KNTC ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì cơng bố cơng khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

5.3.3.2. Tố cáo

* Thời hạn, thủ tục giải quyết tố cáo:

Người tố cáo có phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết và phải hoàn tồn giữ bí mật cho người tố cáo; trong trường hợp tố cáo khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu so sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)