Cơ sở lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 52 - 55)

1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tấtyếu của mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội. yếu của mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội.

BHXH ra đời là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế hàng hoá và việc thiết lập quỹ BHXH cũng là một tất yếu đối với mỗi hệ thống BHXH. Để thực hiện các chức năng của mình, BHXH cũng như quỹ BHXH ln phải tự hồn thiện mình để đáp ứng được xu thế tiến bộ của xã hội.

Nếu như trước đây, quỹ BHXH của chúng ta chỉ tồn tại trên danh nghĩa (do yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa) thì đến nay chúng ta đã có một quỹ BHXH độc lập, tập trung, nằm ngồi Ngân sách Nhà nước, điều đó cho thấy những bước phát triển của hệ thống BHXH nói chung và quỹ BHXH nói riêng.

Hiện nay, đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, việc thành lập các quỹ BHXH nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động trong mọi thành phần kinh tế.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội

BHXH là chính sách xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Về mặt tài chính, BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung và việc tổ chức quỹ BHXH để từ đó thực hiện chính sách BHXH là chức năng cơ bản của mỗi hệ thống BHXH. Các hoạt động của BHXH ( cơng tácd thu, chi, giải quyết chính sách, quản lý sự nghiệp…) đều xoay quanh vấn đề tổ chức và sử dụng quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành , tồn tại và phát triển gắn liền với chính sách xã hội, với chức năng vốn có của nhà nước, vì quyền lợi của người lao động. Do đó quỹ BHXH là hạt nhân tài chính của mỗi hệ thống BHXH. Việc xây dựng và hoàn thiện quỹ là yêu cầu và nhiệm vụ của BHXH, trong đó thành lập quỹ BHXH thành phần là một nội dung của công tác này.

3. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện

Việc quy định mức đóng góp như hiện nay-có ý kiến cho rằng-là thấp và khơng đảm bảo lâu dài cân đối nguồn chi. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng (chủ yếu là chủ sử dụng lao động) mức đóng góp như hiện nay là cao. Trong thực tế, các chi phí trên cịn chưa rạch rịi từng khoản chi riêng rẽ, vì BHXH khơng có quỹ thành phần, do đó chúng ta cần thành lập ra các quỹ BHXH thành phần để từ đó có thể cân đối thu chi quỹ BHXH.

Các chế độ bảo hiểm xã hội của chúng ta hiện nay chưa hoàn thiện mà cần được tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp:

- Việc không quy định thời gian nhất định đóng BHXH trước khi nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ dẫn đến sự lạm dụng, hoặc vừa làm việc đã nghỉ ốm dài ngày là khơng cơng bằng giữa đóng và hưởng BHXH.

- Chế độ thai sản không quy định thời kỳ dự bị (thời gian đóng BHXH trước khi hưởng chế độ nghỉ đẻ), dẫn đến sự lạm dụng hoặc có trường hợp vừa tuyển dụng vào đã sinh con, ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH cũng như người sử dụng lao động. Việc hạn chế chỉ cho hưởng chế độ thai sản ở hai lần sinh là không phù hợp với công ước quốc tế về BHXH.

- Cách tính lương hưu như hiện nay có lợi cho những người có mức lương cao trước khi nghỉ hưu nhưng thiệt thịi cho những người có mức lương cao trong thời gian đầu tham gia cơng tác nhưng có mức lương thấp trước khi nghỉ hưu.

- Mức đóng góp và mức hưởng bảo hiểm xã hội có sự chênh lệch quá xa giữa các khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản suất kinh doanh và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Sự chênh lệch quá lớn này làm mất đi ý nghĩa và mục đích của bảo hiểm xã hội.

- ...

Thành lập các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép việc cải cách từng chế độ được thuận lợi hơn nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội phù hợp nguyện vọng và ý chí của người lao động, với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.

4. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau

Mục đích của BHXH là nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp các rủi ro trong và cả ngồi q trình lao động, tuy nhiên mục đích của việc chi trả

trợ cấp các chế độ BHXH có khác nhau. Trợ cấp ngắn hạn nhằm bù đắp phần thu nhập tạm thời bị mất của người lao động và sẽ kết thúc khi người lao động đi làm trở lại, ngay cả trong trường hợp họ chưa thể đi làm trở lại thì việc trợ cấp vẫn có thể kết thúc theo quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp. Cịn trợ cấp dài hạn nói chung khơng quy định giới hạn về thời gian người lao động được hưởng do khả năng lao động bị suy giảm khơng thể phục hồi, do đó trợ cấp dài hạn có mục đích đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong thời gian dài.

Cũng do mục đích khác nhau của các chế độ ngắn hạn và dài hạn mà cơ chếđóng góp BHXH cho mỗi chế độ cũng khác nhau: Xác định mức đóng góp cho đóng góp BHXH cho mỗi chế độ cũng khác nhau: Xác định mức đóng góp cho các chế độ ngắn hạn dựa vào cơ chế đánh giá hàng năm những chi phí có thể sảy ra, cịn với các chế độ dài hạn thì việc xác định mức đóng góp phải dựa trên một khoảng thời gian tương đối dài q trình đóng góp và hưởng trợ cấp cùng với những thay đổi có thể xảy ra trong thời gian đó. Nói chung, quy trình định phí BHXH đối với các chế độ dài hạn phức tạp hơn.

Việc tổ chức các quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép phát huy được tính độc lập tương đối của từng loại quỹ nhưng vẫn giữ được tính thống nhất của các hệ thống quỹ BHXH.

5. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn

Trong quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được dùng đến cần được dùng để đầu tư nhằm:

- Bảo tồn và tăng trưởng nguồn quỹ; - Góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

Đối với các chế độ dài hạn, lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ đơi khi rất lớn (do tính chất tích luỹ của quỹ) và trong một khoảng thời gian tương đối dài do đó đầu tư hài hạn với lợi nhuận cao là thích hợp nhằm đảm bảo khả năng chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động trong tương lai.

Các chế độ ngắn hạn thực hiện cơ chế thu đến đâu chi đến đấy, tuy nhiên như thế khơng có nghĩa là khơng có một lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ, đó là phần được trích lập cho những sự cố có thể sảy ra ngồi dự tính (đó là phần an tồn trong cơng thức xác định phí BHXH ) và phần này nên được đưa vào đầu tư ngắn hạn với tính thanh khoản cao.

Do đó việc thành lập quỹ BHXH thành phần sẽ cho phép chúng ta thực hiện chiến lược đầu tư (đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn) có hiệu quả hơn để từ đó nâng cao hiệu quả quỹ BHXH.

6. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội

Theo quan điểm của BHXH thì: “Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể ”.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đã có những bước phát triển đáng kể, GDP bình quân tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, người lao động có khả năng hơn trong việc tham gia BHXH, với sự kết hợp cả hình thức bắt buộc và tự nguyện tham gia BHXH, trong thời gian tới số lượng người lao động tham gia BHXH ngày một lớn ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế do đó ngành Bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn trong cơng tác quản lý đối tượng, thực hiện chi trả trợ cấp... đòi hỏi ngành Bảo hiểm xã hội phải đổi mới nhằm đáp ứng khả năng cũng như nhu cầu tham gia BHXH của người lao động.

Việc thành lập quỹ BHXH thành phần phù hợp với yêu cầu đổi mới và chúng ta hồn tồn có thể thực hiện được. Với hơn 6 năm hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt nam và hơn 30 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, đội ngũ cán bộ BHXH đã qua thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm, với trình độ tổ chức và quản lý có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới BHXH.

Một phần của tài liệu Thành lập quỹ bảo hiểm xã hội thành phần ở bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 52 - 55)