CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnhNghệ An 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đơng. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An. Tại đây tập hợp nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Kinh, Khơ Mú, Sán Dìu, Thái…. Mật độ dân số trung bình là 189
người/km2.
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đơng, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc,tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đơng dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trị quan trọng trong mối giao lưu kinh tế -xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km điqua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,
Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hồ, quốc lộ 15 ở phíaTây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đơng lên phía Tây,
Nguyễn Thị Thương
18
Lớp: CQ 46/08.02
nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đơng theo đường 7 đến cảng Cửa Lị. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến dulịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trị quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
a) Đất đai - Thổ nhưỡng
- Diện tích: Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2. Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đơng là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phốVinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất như sau:
- Đất thuỷ thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng,
ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và
bao gồm các nhóm đất sau: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét ,đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết, đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu đỏ trên baza, đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao.
b) Địa hình
Nguyễ n Thị
Thương
19 Lớp: CQ 46/08.02
Nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng , phức tạp, bị chi cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ, địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8 0 chiếm gần 80% diện tích tồn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 250. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng( 2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thơng vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mịn và gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sơng ngịi có độ dốc lớn với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thủy điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh
c) Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vng, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao. Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha).
d) Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 207.100 ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất có rừng là 745.557 ha, đất khơng có rừng là 490.165 ha).
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% (theo số liệu năm 2004) với trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...
Nguyễn Thị
Thương
20 Lớp: CQ 46/08.02
- Tài ngun biển: Có trên 267 lồi cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 lồi có giá trị kinh tế cao, trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...
- Khoáng sản nhiên liệu: Gồm than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn; than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn.
- Khoáng sản kim loại: Gồm các loại như sắt, Manngan, thiếc, vàng,… trong đó trữ lượng sắt và thiếc chiếm nhiều nhất.
- Khoáng sản phi kim : Gồm Barit (mỏ Sơn Thành trữ lượng là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit) và ,một số loại khống sản phi kim khác như đá vơi, đất sét, đá Ruby….
- Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đơ Lương. Nước khống thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do, chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh.
- Các loại tài nguyên khác: Nghệ An có trữ lượng một số loại khống sản khá lớn, bao gồm: đá vôi (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…), đá xây dựng (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn), đất sét,…
Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..