Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Nghệ An 1 Tổng quan thu hút, sử dụng và quản lý ODA Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh nghệ an (Trang 43 - 53)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở TỈNH NGHỆ AN

2.2. Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Nghệ An 1 Tổng quan thu hút, sử dụng và quản lý ODA Việt Nam

2.2.1. Tổng quan thu hút, sử dụng và quản lý ODA Việt Nam

a) Giai đoạn 2001 - 2005

Trong giai đoạn 2001 - 2005 công tác vận động ODA tiếp tục được tiến hành theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”.

Kết quả của cơng tác thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn này là 14.597 triệu USD ODA đầu tư vào Việt Nam, với mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành cơng chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia. Đồng thời, ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư từ ngân sách để phát triển kinh tế-xã hội.

Trong thời kỳ 2001-2005 nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ta có thể thấy rõ tổng cam kết ký và giải ngân ODA của Việt Nam giai

đoạn 2001 - 2005 qua biểu sau:

Nguyễn Thị Thương 23 Lớp: CQ 46/08.02

Biểu 2.1: Tổng cam kết ký và giải ngân ODA của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

Đơn vị: triệu USD

Tổng hợp Cam k ết, ký k ết và giải ngân giai đoạn 5 năm 2001-2005

4.0003.500 3.500 3.000 Triệu USD 2.500 2.000 1.500 1.000 500 0 Cam kết (14.597) Ký kết (11.080) Giải ngân (7.840) 2001 2.356 2.430 1.500 2002 2.461 1.826 1.528 2003 2.839 1.761 1.442 2004 3.441 2.563 1.650 2005 3.500 2.500 1.720

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhìn bảng trên ta thấy, trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng vốn ODA giải ngân đạt 7.840 triệu, tương đương 53,73% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ, con số này mới chỉ đạt 70 - 80% mức kế hoạch giải ngân đề ra. Và tỷ lệ giải ngân của một số nhà tài trợ vẫn còn thấp hơn tỷ lệ giải ngân của nhà tài trợ đó đầu tư trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, so sánh tỷ lệ ODA ký trên GDP với các nước có trình đ ộ phát triển kinh tế tương đương, tỷ lệ này của Việt Nam khá thấp trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt trung bình 3,5 - 4,5 % (tỷ lệ này trung bình của các nước tiếp nhận ODA trên thế giới là 9%). Như vậy, chúng ta vẫn còn khá nhiều hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn ODA so với các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn hơn nữa, cần phải có các giải pháp đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, cũng như cần phải cải thiện mơi trường đầu tư thơng thống hơn.

Sau khi thu hút được nguồn vốn ODA, việc sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được hiệu quả cao nhất cũng là điều rất quan trọng. Trong thời kỳ 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung cao cho phát triển cơ sở

Nguyễn

Thị Thương

24 Lớp: CQ 46/08.02

hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ xã hội, xố đói, giảm nghèo… Cơ cấu nguồn vốn ODA chia theo các lĩnh vực như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2005

Đơn vị: triệu USD

Ngành lớn Tổng ODA ODA vay (ký kết) ODA viện trợ (ký kết) % tổng ODA NNPTNT và xóa đói giảm nghèo 1607,43 1299,63 307,80 16,05

Công nghiệp - năng

lượng 1582,49 1536,40 46,09 15,80

Giao thơng vận tải -

Bưu chính viễn thơng 2540,76 2444,61 96,15 25,36 Khoa học công nghệ - Môi trường 1005,30 725,78 279,52 10,03 Y tế - Giáo dục - Xã hội 1062,67 483,70 578,97 10,61 Ngành khác 2218,85 1804,94 413,91 22,15 Tổng 10017,50 8295,06 1722,44 100,00

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhìn bảng trên ta có thể thấy lĩnh vực Giao thơng vận tải - Bưu chính viễn thơng là lĩnh vực được ưu tiên nhất với số vốn ODA hơn 2,54 tỷ USD, nhờ vậy mà hầu hết các lĩnh vực của ngành này đều có bước phát triển khá, nhất là lĩnh vực đường bộ.

Ngoài ra, ODA được phân bổ về từng địa phương, góp phần lớn trong việc xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương cịn khó khăn, nhất là các tỉnh

Nguyễn Thị Thương 25 Lớp: CQ 46/08.02

nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

b) Giai đoạn 2006 - 2010:

Trong giai đoạn này, tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA đã có những chuyển biến tích cực. Tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ trong giai đoạn này đạt trên 32,76 tỷ USD, cao hơn 15% so với chỉ tiêu đề ra và tổng vốn ODA ký kết đạt 20,61 tỷ USD, cao hơn 12,7% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006 - 2010. Trong bối cảnh một số nhà tài trợ cũng đang gặp khó khăn về vấn đề kinh tế nhưng lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam vẫn ở mức cao, đây là một thành công lớn của Việt Nam.

Xét về tỷ lệ giải ngân vốn ODA, trong thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn ODA giải ngân đạt 13,86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký kết và cao hơn 11% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006 - 2010. Tuy mức giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây, song đối với một số nhà tài trợ thì vẫn cịn thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và quốc tế.

Mặc dù dù sự đóng góp của ODA cho GDP của Việt Nam ở mức độ khiêm tốn, khoảng 3 - 4% trong 5 năm 2006 - 2010, song nguồn vốn này góp phần đảm bảo cân đối tài chính vĩ mơ và đóng góp khoảng 15 - 17% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, đây là nguồn vốn quý báu để đầu tư phát triển các lĩnh vực cơng ích nhằm cung cấp cho người dân, nhất là người nghèo ở vùng nông thôn và thành thị các dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục, cấp nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện giao thông…) với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn.

Về cơ cấu nguồn ODA được ký kết chia theo các ngành và lĩnh vực được chia dựa theo định hướng ưu tiên của Chính phủ trong thời kỳ 2006- 2010 như trong bảng sau:

Nguyễn

Thị Thương

26

Lớp: CQ 46/08.02

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị : Tỷ USD

Ngành, lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 - 2010 theo Đề án ODA ký kết 2006 - 2010 Dự kiến cơ cấu ODA

Tổng ODA Cơ cấu ODA

Tổng ODA

1. Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp và thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn

21% 4,27 - 4,98 16.21% 3.34

2. Năng lượng và công nghiệp 15% 3,05 - 3,56 18.97% 3.91 3. Giao thơng, bưu chính viễn

thơng, cấp thốt nước đơ thị 33% 6,72 - 7,84 36.78% 7.58 4. Y tế, giáo dục và đào tạo,

môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác

31% 6,31 - 7,37 28.04% 5.78

Tổng 100% 20,35 - 23,75 100% 20.61

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhìn vào bảng trên, lĩnh cực Giao thơng, bưu chính viễn thơng, cấp thốt nước đơ thị lại tiếp tục dẫn đầu về tỷ trọng vốn ODA, vượt qua dự kiến ODA ký kết theo Đề án 2006 - 2010, đạt 36,78%. Lĩnh vực chiếm tỷ trọng thấp nhất là lĩnh vực Nông nghiệp, thủy lợi và PTNNNT với 16,21%, thấp hơn so với dự kiến đầu tư trong Đề án 2006 - 2010 4,79%.

Như vậy, với lượng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tăng lên qua mỗi năm và qua mỗi giai đoạn, đây là một điều rất đáng mừng. ODA góp phần quan trọng trong việc cân đối tài chính quốc gia, phát triển thương mại đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, là động lực thúc đẩy nền

Nguyễn Thị Thương

27

Lớp: CQ 46/08.02

kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, ODA cịn nhằm các mục tiêu nhân đạo khác như giúp xóa đói giảm nghèo đối với các người dân vùng nơng thơn, phát triển tồn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, cải thiện chất lượng đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh nghệ an (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)