có hoạt
động xuất nhập khẩu
Việc xem xét tình hình XNK và diễn biến của tỷ giá USD/VND và các ngoại tệ khác đối với VND sẽ là cơ sở để đánh giá độ nhạy cảm RRTG đối với các DN Việt Nam khi tham gia vào hoạt động XNK trong thời gian qua.
Qua những gì đã tìm hiểu trên đây thì rõ ràng là độ nhạy cảm đối với RRTG của các DN khi tham gia hoạt động ngoại thương là tăng dần theo thời gian.
Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO hầu như độ nhạy cảm đối với loại rủi ro này ở các DN Việt Nam tham gia vào hoạt động XNK là không đáng kể. Độ nhạy cảm chỉ gia tăng vào hai năm 1997 và 1998 khi tỷ giá USD/VND trên thị trường có sự biến động mạnh. Nguyên nhân là do tỷ giá USD/VND tuy bắt được tín hiệu thị trường nhưng vẫn cịn chịu sự chi phối mạnh từ phía Nhà Nước khiến cặp tỷ giá này cũng như các cặp tỷ giá khác hầu như ổn định, tỷ giá USD/VND chỉ dao động trong một biên độ hẹp (khoảng +/-0.5%). Ngoài ra, RRTG và những tác động bất lợi của nó đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN trong giai đoạn này cũng ít khi được đề cập đến. Loại rủi ro này chỉ bắt đầu được quan tâm vào những năm cuối trước khi gia nhập WTO nhằm chuẩn bị tinh thần, tâm lí vững chắc trước khi phải đối mặt với nhiều loại rủi ro hơn, mà trong đó RRTG là khơng thể nào tránh khỏi.
Sau khi gia nhập WTO, độ nhạy cảm đối với RRTG của DN tham gia vào hoạt động XNK là cực kì cao với những biến động phức tạp của tỷ giá cùng với sự gia tăng đáng kể trong kim ngạch XNK. Có thể nói chưa lúc nào mà vấn đề RRTG được quan tâm như lúc này. Nhiều DN đã chịu tổn thất do RRTG trong hoạt động XNK cũng như hoạt động tín dụng.
Một số ví dụ về thiệt hại của các DN có hoạt động XNK do RRTG có thể kể đến như
DN Cổ phần nhựa Bình Minh mỗi tháng NK từ 2500 - 3000 tấn nguyên liệu cũng đã mất 5 tỷ đồng trong tháng 5 và 6/2008. Lớn hơn, theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong thời điểm đó, Tập đồn thiệt hại tới khoảng 50 tỷ đồng do chênh lệch giữa giá USD thu từ XK bán cho các NHTM và giá USD mua phục vụ cho NK nguyên liệu. Trong 10 tháng đầu năm 2009, Công ty Vận tải xăng dầu VIPCO (VIP) công bố lợi nhuận trước thuế là 101.8 tỉ đồng, đạt 115% kế hoạch năm. Nhưng đến tháng 12-2009, Nghị quyết Hội đồng quản trị công ty đã công bố điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận từ mức ban đầu là 88.5 tỉ đồng xuống còn 55 tỉ đồng. Theo VIP, việc giảm kế hoạch lợi nhuận là do cơng ty phải trích lập dự phịng rủi ro do tỷ giá tăng mạnh trong
thời gian qua. VIP đang có khoản nợ vay khoảng 60 triệu đơ la Mỹ, khoản trích lập dự phịng là 30 tỉ đồng, nên lợi nhuận trước thuế đã bị ảnh hưởng. Trong khi đó, khi nhà nước vừa cơng bố thay đổi tỷ giá đô la Mỹ và đồng Việt Nam vào ngày 25/11/2009, thêm 5.44%, Công ty PV Drilling (PVD) cũng đã dự định lợi nhuận sẽ giảm khoảng 5% so với dự kiến ban đầu do phải trích lập dự phịng RRTG. Với Cơng ty Nhiệt điện Phả Lại (PPC), kết quả kinh doanh 11 tháng rất khả quan, doanh thu đạt 4106 tỉ đồng, vượt 7% so với kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế 11 tháng đạt 1193 tỉ đồng. Tuy vậy, đến hết năm 2009, ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc PPC, cho biết do phải trích lập khoản chênh lệch tỷ giá khoảng 527 tỉ đồng nên lợi nhuận cuối năm chỉ còn hơn 500 tỉ đồng. Là một DN dược kinh doanh nội địa, doanh thu XK của Công ty Dược Hậu Giang (DHG) không đáng kể, chỉ khoảng 1.5-2 triệu đơ la Mỹ/năm; trong khi đó giá trị nhập nguyên liệu khá lớn, khoảng 30 triệu đô la Mỹ/năm nên tỷ giá thay đổi đã có tác động lớn đến giá thành sản phẩm của cơng ty. Đó là những ví dụ cho tác động của RRTG đối với tình hình sản xuất kinh doanh của các DN.
Tóm lại trong thời gian qua, độ nhạy cảm đối với RRTG ở các DN Việt Nam có tham gia vào hoạt động XNK tăng dần và thực sự cao vào những năm gần đây. Đó chính là điều mà các DN cần lưu ý và nghiên cứu phương pháp khắc phục nhằm hạn chế tổn thất, duy trì hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.