TÌM HIỂU VỀ MBS VÀ CDS

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm và một số điều kiên để phát triển thị trường bảo hiếm việt nam (Trang 26 - 29)

1. Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp - Mortgage-backed securities (MBS)

Để hiểu rõ về công cụ MSB trước hết bạn cần hiểu về công cụ Hợp đồng cho vay có thế

chấp, hoặc thế chấp (mortgage), là cơ sở hình thành nên cơng cụ MBS trong hoạt động chứng

khốn.

Hợp đồng cho vay có thế chấp được coi là một công cụ nợ, là một khoản cho vay được đảm

bảo bằng một loại tài sản cụ thể, thông thường là bất động sản. Nếu người đi vay không thanh tốn được các khoản vay theo hợp đồng thì người cho vay được quyền nắm giữ tài sản thế chấp và bán đi để trang trải khoản cho vay. Khi người vay thanh toán hết các khoản nợ đúng hạn, khoản thế chấp này sẽ được dỡ bỏ.

Trên cơ sở đó, chứng khốn có đảm bảo bằng thế chấp là một loại chứng khốn phái sinh có tài sản, cơng cụ cơ sở là các khoản thế chấp nêu trên thơng qua q trình chứng khốn hóa (Chứng khốn hóa theo nghĩa này là việc gộp lại các hợp đồng cho vay thế chấp có cùng tính chất và bán ra một loại chứng khốn mới, đại diện cho các quyền đối với tài sản hoặc đối với những dòng tiền phát sinh từ các khoản thế chấp trong tập hợp đó).

Thơng qua việc chứng khốn hóa như vậy, các hợp đồng cho vay đã trở thành cơng cụ được giao dịch rộng rãi và có tính thanh khoản, khác hẳn với tính chất trước đó. Điểm đáng chú ý ở đây là, các MBS từ đây có thể được giao dịch và chuyển giao khơng cần sự tham gia của bên thứ ba ngoài hai bên mua và bán. Các quyền đối với khoản cho vay đã được chuyển từ người này sang người khác chỉ cần sự thỏa thuận của bên mua và bán mà khơng cần sự có mặt của người đi vay.

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là loại chứng khoán được phát hành dựa trên cơ sở

một hoặc một nhóm các khoản thế chấp. Về bản chất, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là một loại trái phiếu. Thay vì, trả cho nhà đầu tư một khoản trái tức cố định và tiền gốc, thì người phát hành chứng khốn lthanh tốn bằng dòng tiền phát sinh từ những khoản thế chấp được dùng để đảm bảo cho số chứng khốn đó. Dạng đơn giản nhất của chứng khốn bảo đảm bằng thế chấp là kiểu "sang tay thế chấp", trong đó tất cả số tiền gốc và lãi thanh toán hàng tháng(sau khi đã trừ đi phí dịch vụ) trong một hợp đồng thế chấp sẽ được "sang tay" cho nhà đầu tư.

Vd: cơng ty X kinh doanh địa ốc có 1 tồ văn phòng cho thuê trị giá 90 triệu USD. Để thực hiện một dự án xây chung cư khác, công ty này đang cần vay thêm 60 triệu USD. Sau khi đánh giá các phương án, họ quyết định tìm đến ngân hàng X, thế chấp tồ văn phịng trên để vay 60 triệu USD trong 5 năm, thanh toán tiền gốc và tiền lãi hàng tháng với lãi suất 1%. Tuy nhiên, tình hình tài chính ngân hàng hiện đang "mấp mé" hạn mức tín dụng cho phép nên không thể cho vay thêm, nhưng ngân hàng cũng không muốn mất khách hàng này. Ngân hàng quyết định phát hành 60.000 trái phiếu được đảm bảo bằng khoản thế chấp của cơng ty X, với kì hạn 5 năm, ra thị trường. Thay vì được thanh tốn tiền gốc và lãi như thơng thường, người nắm giữ những trái phiếu này sẽ được hưởng số tiền mà công ty X thanh toán cho ngân hàng tuỳ theo số trái phiếu mà anh ta có. Giả dụ, một quĩ đầu tư mua 6000(10%) trái phiếu, thì mỗi tháng họ sẽ được hưởng: 10% × [(60.000.000/5/12) + 1%×(số tiền cịn nợ)].

Theo thời gian, khi số tiền gốc được hồn trả dần thì cả tiền lãi và giá trị của trái phiếu này cũng giảm tương ứng. Ngược lại với các trái phiếu thông thường, khi đáo hạn mới được thanh tốn tiền gốc, thì trái phiếu loại này khi đáo hạn có giá trị bằng 0.

Đối với loại chứng khốn này, vai trị của Ngân hàng chỉ là người trung gian, thu phí để cung cấp dịch vụ chứ hồn tồn khơng phải gánh chịu rủi ro nào. Ngân hàng đóng vai trị làm người đại diện cho công ty đi vay để phát hành chứng khốn, thanh tốn định kì cho người nắm giữ chứng khoán và tiến hành các thủ tục khác cho cơng ty đó. Phí mà ngân hàng được hưởng được khấu trừ từ chính tiền lãi mà nhà đầu tư được hưởng, ví dụ: lãi suất cho vay thế chấp đúng ra là 12.5%/năm, và mức phí ngân hàng thu là 0.5%/năm, thì lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng sẽ cịn 12%/năm.

Chứng khốn bảo đảm bằng thế chấp được phân ra một số loại như: loại "sang tay" (pass through), loại collaterized và loại stripped. Sự khác nhau giữa các nhóm này chủ yếu ở các ràng buộc về lộ trình thanh tốn hoặc dịng tiền đảm bảo cho chúng.

Người nắm giữ chứng khốn loại này gần như khơng gặp phải rủi ro gì vì đã có khoản thế chấp làm vật đảm bảo, tuy nhiên nói như vậy cũng khơng có nghĩa là nó hồn tồn khơng có rủi ro nào. Theo luật một số nước (ví dụ như Mỹ), người thế chấp tài sản để vay tiền hồn tồn có quyền "thanh toán nhanh", nghĩa là họ sẽ thanh toán số tiền lớn hơn định mức. Trong ví dụ trên, thay vì trả $100.000 tiền gốc mỗi tháng, cơng ty X có thể trả $200.000 để giảm nhanh số tiền nợ, đồng thời giảm số tiền lãi phải trả trong thời gian tiếp theo. Đương nhiên là người nắm giữ chứng khoán này cũng sẽ nhận được số tiền thanh toán cao lên tương ứng và có thể tái đầu tư vào nơi khác. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, người đi vay (ở ví dụ trên là cơng ty X) thường chỉ áp dụng việc thanh toán nhanh khi lãi suất cho vay trên thị trường xuống thấp còn khi lãi suất thị trường cao thì khơng.

Tiếp tục xem xét ví dụ trên, giả sử sang năm thứ 2, lãi suất ngắn hạn trên thị trường chỉ cịn có 0.5%/tháng, cơng ty X sẽ lập tức vay tiền với lãi suất thấp để trả cho người nắm giữ trái phiếu để tránh lãi suất cao. Người nắm giữ trái phiếu nhận được số tiền thanh toán tăng thêm trong giai đoạn lãi suất thấp thì đương nhiên khó có thể tái đầu tư để thu được lãi suất cao.

Như vậy khi mà người đi vay có quyền chọn cách thức thanh tốn thì chính người cho vay là người chịu rủi ro. Rủi ro này được gọi là "rủi ro thanh tốn trước", chính vì rủi ro này mà lãi suất đối với các loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp bao giờ cũng cao hơn lãi suất thị trường một chút. Trong trường hợp vỡ nợ xảy ra, bên cho vay không nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào mà còn mất chi phí, cơ hội đầu tư và các tài sản khác cũng như các chi phí liên quan đến pháp lý.

Đây cũng chính là trường hợp xảy ra đối với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ vừa qua. Các MBS đã được giao dịch và chuyển giao qua rất nhiều vòng, tạo nên giá trị ảo vượt xa giá trị thị trường của các tài sản cơ sở (nhà đất và bất động sản) vốn đã lâm vào tình trạng giá cả sụt giảm và mất khả năng thanh khoản. Hơn nữa, bản thân các MBS này cũng được bảo hiểm bởi các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swap - CDS) với các công ty bảo hiểm. Hậu

quả là khi khủng hoảng nổ ra, hàng loạt các tổ chức tín dụng và bảo hiểm cùng chịu rủi ro vỡ nợ theo dây chuyền và nhiều công ty buộc phải phá sản.

2. Hốn đổi rủi ro tín dụng - Credit default swap (CDS)

Hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap), hoặc Hợp đồng hốn đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng - CSD ban đầu là một dạng bảo hiểm dành cho trái phiếu tồn tại dưới hình thức một khoản nợ được chứng khốn hóa. CDS là một loại chứng khốn phái sinh và có nét giống với hợp đồng bảo hiểm vì đây là một thỏa thuận hốn đổi rủi ro.

Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí (gọi là CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Phí CDS thường có quan hệ chặt chẽ với việc xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay; và được tính theo điểm cơ bản (tỷ lệ %) hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng.

Ví dụ, nếu phí CDS của một cơng ty là 500 điểm cơ bản (tương đương 5%), tức là cứ mỗi khoản cho vay 10 triệu USD mệnh giá thì phí bảo hiểm cho vỡ nợ là 500.000 USD/năm. Phí CDS thay đổi, lên xuống liên tục theo tâm lý nhà đầu tư và theo trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xếp hạng tín nhiệm của bên đi vay (hoặc bên phát hành trái phiếu) càng thấp thì mức phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. Ngoài ra, nếu khoản vay/trái phiếu bị xếp hạng quá thấp thì bên bán CDS phải đặt trước một khoản thế chấp.

Tuy bản chất giống như một hợp đồng bảo hiểm, song cách thức CDS được thực hiện mang tính chất của loại chứng khốn phái sinh Swap (Hợp đồng hốn đổi) thơng thường. Hai bên tham gia sẽ hốn đổi cho nhau hai dịng tiền: Người mua trả cho người bán dịng phí CDS hàng năm trong suốt thời hạn hợp đồng; còn người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này sẽ bằng 0 nếu vỡ nợ không xảy ra và bằng giá trị khoản cho vay hoặc mệnh giá của trái phiếu được bảo hiểm nếu bên đi vay/nhà phát hành trái phiếu bị vỡ nợ. Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng. Khi khả năng phá sản của doanh nghiệp cao sẽ làm cho phí CDS tăng vọt. Phí CDS được chia theo các chuẩn 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Tương ứng với mỗi mức thời hạn sẽ có các mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau (giống như các mức lãi suất kỳ hạn tại ngân hàng). Phổ biến nhất là phí CDS cho 5 năm.

Như vậy, bản chất của CDS chính là một loại chứng khốn phái sinh nhằm bảo hiểm cho một khoản vay. Vì thế, CDS thường gắn liền với hoạt động của các công ty bảo hiểm.

Nhiều người cho rằng chính những khoản vay thế chấp mất khả năng thanh toán là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ. Nhưng tấn bi kịch này chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Việc định giá CDSs mà Ủy ban chứng khoán và hối đối Mỹ ( SEC) ước tính khoảng 55 ngàn tỉ USD và thực sự có thể vượt quá con số 60 ngàn tỉ USD ( hoặc hơn 4 lần so với các khoản nợ thế chấp của Mỹ đã được giao dịch trên thị trường mà họ có nghĩa vụ phải bảo đảm) là hồn tồn khơng được quản lý, và thường được ký hợp đồng qua điện thoại mà khơng có tài liệu chứng minh (Simon, 2008). Đây chính là nguồn gốc của mọi vấn đề trong cuộc khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm và một số điều kiên để phát triển thị trường bảo hiếm việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)