Thứ ba: đa dạng hố hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu gạo để

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở việt nam (Trang 31 - 33)

có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo 3.2.1.Về phía chính phủ 3.2.1.Về phía chính phủ

3.2.1.1.Các giải pháp hồn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu

Những năm gần đây, gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo xuất khẩu còn thiếu quy hoạch, chưa đa dạng hoá chủng loại hàng, hệ thống chế biến, bảo quản phục vụ xuất khẩu còn nhiều yếu kém, lại phân bổ không hợp lý. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng cịn ít, tập trung chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Đầu mối xuất khẩu bó hẹp trong khu vực TP Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí vận chuyển và các chi phí trung gian. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa xác định được chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm rõ ràng, chưa thiết lập được hệ thống thị trường, bạn hàng lớn ổn định và vẫn cịn tình trạng bán qua trung gian, tranh mua, tranh bán ở thị trường nước ngoài. Khâu điều hành xuất khẩu tầm vĩ mơ cịn nhiều lúng túng, khơng kịp thời, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn hàng và ký kết hợp đồng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới thì vấn đề đặt ra hiện nay chính là hồn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo.

-

Thứ nhất : đối với một số hợp đồng nhất là hợp đồng mua bán gạo

cấp Chính phủ nên duy trì trong cơ chế quy định khuyến khích doanh nghiệp tham gia đấu thầu và chỉ định tham gia đấu thầu khi cần thiết. Đối với các trường hợp doanh nghiệp phải dừng hoặc hủy hợp đồng để đảm bảo lợi ích của quốc gia thì nên có các hỗ trợ về tài chính khi có thiệt hại.

-

Thứ hai : Chính phủ cần quản lý chặt chẽ các gian lận trong xuất

khẩu gạo bằng cách phối hợp các ngành có liên quan. Hiện nay, gian lận thương mại được giấu dưới các hình thức tinh vi có sự phối hợp giữa các bên đối tác nhằm mục đích kiếm lời. Việc hạn chế này sẽ đảm bảo chênh lệch giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và thế giới.

-

Thứ ba : tích cực xúc tiến hình thành các trung tâm giao dịch và xuất

khẩu gạo để hỗ trợ cho việc điều hành xuất khẩu khơng theo đầu mối tạo điều kiện nâng cao trình độ xuất khẩu gạo, là cơ sở để Nhà nước điều tiết các hoạt động này.

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức trên mới chỉ bao quát được tình hình quản lý xuất khẩu của Chính phủ ta trong giai đoạn mới. Thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của các ngành các cấp đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Để hướng tới một ngành gạo xuất khẩu đồng bộ, ổn định trong tương lai gần, chúng ta cần có một hệ thống luật pháp với các quy định được ban hành cụ thể rõ ràng tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh với khả năng cạnh tranh cao của mặt hàng. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)