- Thứ tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ
3.2.2.2. Nâng cao giá xuất khẩu
Định giá cho hàng bán nội địa đã khó, định giá cho hàng xuất khẩu đặc biệt cho những hàng nông sản ln biến động như gạo lại càng khó hơn. Chính sách giá quyết định tổng kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận. Ngay cả khi chất lượng gạo tốt, có phương pháp xúc tiến xuất khẩu đúng và giá bán
đúng thị trường song giá khơng thích hợp thì những nỗ lực trong các chính sách khác cũng khơng mang lại nhiều kết quả.
* Các chính sách giá cụ thể
- Chính sách giá mua.
Giá mua là nền tảng quan trọng cho việc định giá bán. Chính sách giá mua cũng đồng thời nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường thế giới và thúc đẩy sản xuất. Dựa trên cơ chế giá thị trường, chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp sau:
+ Một, cần giảm thiểu chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phân bón, giống, nhân cơng, năng suất lúa... Hiện nay, chi phí sản xuất lúa gạo Việt Nam nhìn chung thấp hơn so với các nước chân Á, đặc biệt là so với Thái Lan, đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta do điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức độ đầu tư phân bón thấp nhưng có năng suất tương tự như các nước khác, chi phí nhân cơng rẻ...
Chính vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phát huy lợi thế này, tiếp tục giảm thiểu chi phí sản xuất, yếu tố quyết định giá gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới.
+ Hai, chính sách giá mua.
Gạo Việt Nam được sản xuất theo thời vụ trong khi nhu cầu của các nước nhập khẩu thì thường khơng đổi trong suốt cả năm. Do đó, giá gạo trong khâu mua thường xuyên biến động, tăng cao khi khan hiếm và giảm và vụ thu hoạch. Sự khơng ổn định đó về giá kéo theo nguy cơ mất lợi nhuận, gây tâm lý lo lắng cho người nơng dân. Chính vì vậy, cần có những biện pháp ổn định giá mua trong đó có mơ hình giá bảo hộ gián tiếp.
- Chính sách giá xuất khẩu.
Ở Việt Nam, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kéo theo việc giá gạo xuất khẩu giảm đáng kể so với gạo cùng chất lượng của các nước xuất khẩu khác. Do đó, cần phải có một chính sách giá chung giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam. Năm 1992, Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ra đời nhưng khơng đảm nhiệm được vai trị của mình. Hơn nữa, lúa gạo là một sản phẩm sản xuất theo thời vụ, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong khi nhu cầu luôn ổn định nên chúng ta cần phải dự báo những thay đổi của thị trường dựa trên những thơng tin chính xác để đưa ra một mức giá hợp lý cho gạo xuất khẩu.
-Nguyên cứu chính sách của các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan. Đây là một việc cần làm ngay vừa mang tính chất học hỏi, vừa biết được các biện pháp áp dụng của đối thủ để có được những đối sách cạnh tranh phù hợp. Nhằm giữ giá lúa không để sụt xuống quá thấp gây thiệt hại cho nơng dân, Chính phủ Thái Lan những năm qua có những biện pháp cụ thể là:
+ Một, công bố thông tin rộng rãi về lúa gạo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trung tâm lúa gạo.
+ Hai, thực hiện biện pháp làm giảm cung lúa ra thị trường, cho nơng dân cầm cố (thế chấp) số lúa của mình chưa bán được do giá thị trường trong nước xuống thấp để vay tiền của Ngân hàng hay của các tổ chức khác.
Qua các biện pháp điển hình trên của Thái Lan các doanh nghiệp Việt Nam cần rút ra những mặt tích cực để áp dụng vào hồn cảnh cụ thể của xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm đạt hiệu quả tối ưu, nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo nước ta trên thị trường thế giới.