Bài 16:(đề thi chọn đội tuyển Olympic năm 2001)

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật lý phân tử và nhiệt học: Phần 2 (Trang 32 - 33)

Một quả bóng cao su rất mỏng hình cầu, bơm căng bằng khí He. Màng cao su đàn hồi. Cơng dùng để kéo cho diện tích của nó tăng một đơn vị diện tích là A (A là một đại lượng khơng đổi). Bóng để trong một chng của bơm chân khơng, áp suất khí trong bóng là p, áp suất khí quyển trong chng là p0, bán kính bóng là R.

1. Tìm biểu thức của hiệu áp suất p - p0 theo A và R.

2. Người ta rút chân không trong chuông một cách từ từ để cho nhiệt độ của hệ khơng thay đổi. Tính bán kính lớn nhất của bóng trong q trình đó, biết rằng p0 = 8p/9.

Bài 17:

Trong bình chứa khơng khí ở áp suất p0 có một bong bóng xà phịng bán kính R. áp suất khơng khí giảm đẳng nhiệt n lần làm cho bán kính bóng tăng η lần. Tính suất căng mặt ngồi nước xà phòng.

Bài 18:

Tính cơng cần thiết để thổi một bong bóng xà phịng bán kính R ở nhiệt độ khơng đổi. Biết áp suất khí quyển là p0 và suất căng mặt ngồi nước xà phịng là σ.

Bài 19:

Hai quả bong bóng xà phịng có bán kính lần lượt là R1,R2. Tính bán kính của bong bóng khi chúng hợp thành một quả duy nhất.

Bài 20:

Hai bong bóng xà phịng có bán kính lần lượt là a, b (a > b) dính vào nhau theo một phần của màng ngồi. Tính bán kính cong của phần màng ngồi chung ngăn cách hai bong bóng. Tính góc giữa hai màng ngồi ở chỗ chúng gặp nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật lý phân tử và nhiệt học: Phần 2 (Trang 32 - 33)