Thượng át âm I cảm âm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Nhạc lý cơ bản (Trang 31 - 34)

VII cảm âm

Khóa nhạc

Khái niệm về khóa được đưa ra trong thời kỳ Phục Hưng và được thiết lập trong suốt thời kỳ

Baroque. Khóa có liên quan đến việc sử dụng âm giai thứ và âm giai trưởng

Khi một đoạn nhạc được xây dựng trên âm giai thứ hoặc trưởng thì âm chủ của âm giai này trở

thành âm trung tâm. Ðoạn nhạc dựa trên cơ sở bộ khóa của âm giai này. Ví dụ: trong âm giai Rê trưởng thì nốt chủ đạo là nốt Rê.

Trong một đoạn nhạc được viết trong thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn thì nốt chủ có nghĩa là nốt nhạc chính trong đoạn nhạc. Tuy nhiên, có nhiều sự chuyển giọng xảy ra trong suốt đoạn nhạc. Các hợp âm, đặc biệt là hợp âm át bảy và sự hòa âm giúp xác định âm chủ và quá trình chuyển

giọng.

28. Một số khái niệm

Các âm giai ngũ âm

Âm giai ngũ âm là các âm giai được hình thành từ 5 nốt nhạc. Các âm giai này được sử dụng rất

Page 32

Mặc dù bất kỳ âm giai nào được hình thành từ 5 nốt nhạc theo lý thuyết thì đều được gọi là ngũ âm, nhưng các hình thức ngũ âm phổ biến nhất là hai loại sau:

Hai loại âm giai ngũ âm trên đây có lẽ có liên quan đến các âm giai thứ và âm giai trưởng. Âm giai

đầu tiên thì giống như âm giai trưởng bỏ đi bậc IV và cấp VII. Âm giai thứ hai tương tự âm giai thứ

bỏ đi bậc II và cấp VI. Do tính chất này các nhà nghiên cứu đặt tên chúng là ngũ âm trưởng và ngũ âm thứ.

Âm giai nửa cung

Âm giai nữa cung là âm giai chứa 12 nốt riêng biệt,mỗi nốt cách nhau nửa cung.

Âm giai một cung

Âm giai một cung là âm giai chứa 6 nốt nhạc riêng biệt và mỗi nốt cách nhau một cung.

Page 33

Âm giai giảm gồm 8 nốt nhạc. Khoảng cách giữa các nốt nhạc là một cung hoặc nửa cung. Thuật ngữ "giảm" xuất phát từ các bậc I, III, V và VII của âm giai này hình thành một hợp âm 7 giảm.

Page 34

Quãng: Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Ðể xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất lượng của nó.

Tên Quãng Số cung

Quãng 2 thứ Có nửa cung

Quãng 2 trưởng Có 1 cung

Quãng 3 thứ Có 1 cung rưỡi

Quãng 3 trưởng Có 2 cung

Quãng 4 đúng Có 2 cung rưỡi

Quãng 4 tăng hoặc 5 giảm Có 3 cung

Quãng 5 đúng Có 3 cung rưỡi

Quãng 6 thứ Có 4 cung

Quãng 6 trưởng Có 4 cung rưỡi

Quãng 7 thứ Có 5 cung

Quãng 7 trưởng Có 5 cung rưỡi

Quãng 8 Có 6 cung

Hợp âm: Là tập hợp các âm thanh theo 1 trật tự nhất định. Có các hợp âm như C (đơ), D

(rê), E (mi), F (fa), G (sol), A (la), B (si)

Tên hợp âm Cấu trúc

Hợp âm 3 trưởng (G) Gồm 1 quãng 3 trưởng + 1 quãng 3 thứ G (4 + 3)

Hợp âm 3 thứ (Gm) Gồm 1 quãng 3 thứ + 1 quãng 3 trưởng Gm (4 + 3)

Hợp âm 3 giảm (G0) Gồm 1 quãng 3 thứ + 1 quãng 3 thứ G0, G- (3 + 3)

Hợp âm 3 tăng (G+) Gồm 1 quãng 3 trưởng + 1 quãng 3 trưởng G+ (4 + 4)

Hợp âm 7 át (G7) Gồm 1 hợp âm 3 trưởng (G) + 1 quãng 3 thứ G7 (4 + 3 + 3)

Hợp âm 7 thứ (Gm7) Gồm 1 hợp âm 3 thứ (Gm) + 1 quãng 3 thứ Gm7 (3 + 4 + 3)

Hợp âm 7 trưởng (G∆7, Gmaj7) Gồm 1 hợp âm 3 trưởng (G) + 1 quãng 3 trưởng GM7 (4 + 3 + 4) Hợp âm 7 giảm (G07) Gồm 1 hợp âm 3 giảm (G0) + 1 quãng 3 thứ Gdim7 (3 + 3 + 3)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Nhạc lý cơ bản (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)