Phương pháp xác định thành phần loài, mức độ hại của bọ nhảy trên

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu bọ NHẨY GIỐNG PHYLLOTRETA (COLEOPTERA CHRYSOMELIDAE) và BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG tại hà nội và PHỤ cận (Trang 48 - 50)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp xác định thành phần loài, mức độ hại của bọ nhảy trên

rau họ hoa thập tự ở vùng nghiên cứu

Điều tra trên rau HHTT về thành phần loài bọ nhảy giống Phyllotreta,

35

Điều tra thành phần loài bọ nhảy

Thu mẫu bọ nhảy trên các loài rau HHTT ở điểm nghiên cứu để xác định thành phần loài bọ nhảy giống Phyllotreta. Việc thu thập mẫu bọ nhảy được thực hiện theo Quy chuẩn quốc gia [4] và phương pháp điều tra côn trùng hại của Viện Bảo vệ thực vật [25]. Mẫu trưởng thành bọ nhảy được thu thập tự do bằng vợt côn trùng hoặc bắt bằng tay trên các ruộng rau HHTT. Mỗi điểm điều tra thu 70-100 cá thể trưởng thành. Mẫu bọ nhảy đã thu được bảo quản khô hoặc ngâm vào cồn 75% theo phương pháp chung về thu thập mẫu côn trùng [25]. Mẫu trưởng thành bọ nhảy đã thu được chuyển được về Viện Bảo vệ thực vật để xác định tên khoa học theo tài liệu của [64], [65], [66], [74].

Đánh giá tác hại của bọ nhảy

Tại một địa điểm cố định, định kỳ điều tra đánh giá mức độ gây hại (chỉ số hại) của trưởng thành BNSC trên rau cải mơ (Brassica juncea) và cải đông dư (Brassica sinensis). Trong mỗi lứa rau (từ gieo hoặc trồng đến thu hoạch), bắt đầu điều tra từ thời điểm 7 ngày sau gieo hạt đối với cải mơ và 7 ngày sau trồng đối với cải đơng dư. Ngồi ra, cũng tiến hành đánh giá mức độ gây hại (chỉ số hại) của trưởng thành BNSC trên cải đông dư ở nơi trồng rau HHTT ít vụ hơn vùng Hà Nội như ở Sa Pa, tp. Lào Cai (Lào Cai). Việc đánh giá mức độ gây hại của BNSC được thực hiện theo phương pháp chung về điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng [4], [25]. Đối với mỗi loại rau HHTT, tiến hành điều tra 3 ruộng, mỗiruộng điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc. Tại mỗi điểm điều tra, đối với cải mơ, cải củ và cả bẹ, đặt khung điều tra kích thước 40x50 cm, đối với cải bắp ơ điều tra có diện tích là 1 m2. Tại mỗi điểm điều tra, đếm toàn bộ số lượng cây trong khung hay trong 1 m2

, số cây bị hại, đánh giá cấp hại. Lá rau HHTT bị trưởng thành BNSC gây hại được phân cấp theo thang phân cấp (hình 2.1) của Patricio [87] như sau:

Cấp 1: đến 0,09% diện tích lá bị hại, Cấp 2: 0,1-5% diện tích lá bị hại,

36 Cấp 3: 6-10% diện tích lá bị hại, Cấp 4: 11-25% diện tích lá bị hại, Cấp 5: 26-50% diện tích lá bị hại, Cấp 6: >50% diện tích lá bị hại.

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hại (%) và chỉ số hại (%). Các chỉ tiêu này được tính theo cơng thức tại mục 2.4.5.

Hình 2.1. Thang phân cấp hại do trƣởng thành bọ nhảy gây ra [87]

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu bọ NHẨY GIỐNG PHYLLOTRETA (COLEOPTERA CHRYSOMELIDAE) và BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG tại hà nội và PHỤ cận (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)