5. Những đóng góp mới của luận án
1.3. Nghiên cứu bọ nhảy giống Phyllotreta ở Việt Nam
1.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống
Biện pháp canh tác, thủ công
Ngắt bỏ sớm các lá bị sâu hại và những lá già ở phía gốc cây rau HHTT có hiệu quả giảm số lượng BNSC [14]. Ngâm nước ruộng 7 ngày sau thu hoạch rau HHTT, sau đó xử lý thuốc sago super hoặc vơi bột khơng có hiệu quả rõ ràng trừ BNSC so với không áp dụng [19].
Biện pháp tưới nước bằng rãnh ẩm liên tục đã hạn chế mật độ bọ nhảy thấp hơn so với tưới bằng bình ơ doa. Làm rào chắn nilon có tác dụng khống chế mật độ bọ nhảy tương đương với sử dụng thuốc hóa học [3]. Tưới ngập rãnh trước khi phun thuốc BVTV trừ bọ nhảy trên rau HHTT [14].
Biện pháp sinh học (dùng các tác nhân sinh học)
Có thể sử dụng lồi bọ xít bắt mồi Orius sauteri tiêu diệt trứng bọ nhảy
Phyllotreta hại rau HHTT [8]. Sử dụng thuốc sinh học từ Bt (delfin, crymax)
cho hiệu lực không cao đối với BNSC bọ nhảy, sau 7 ngày phun có hiệu lực là 55,7-56,7% [19]. Thuốc VBt hầu như khơng có hiệu lực đối với BNSC [9].
Dùng thuốc thảo mộc
Hầu hết các thuốc thảo mộc đều có hiệu lực thấp và nhanh mất hiệu lực đối với bọ nhảy Phyllotreta. Thuốc Sakumec 0.5EC (dịch chiết cây khổ sâm), sau 7 ngày sử dụng trong phịng thí nghiệm có hiệu lực đối với sâu non bọ nhảy đạt 59,74% và ở đồng ruộng chỉ là 48,8-50,72% . Thuốc Trusach 2.5EC (dịch chiết cây duốc cá) sau 7 ngày xử lý trên đồng ruộng có hiệu lực đối với trưởng thành bọ nhảy đạt 64,0%. Thuốc Matrine, Azadirachtin sau phun 7
31
ngày chỉ có hiệu lực thấp (31,13-46,21%) đối với BNSC. Thuốc jasper khơng có hiệu lực đối với BNSC, sau 7 ngày phun chỉ có hiệu lực là 19,6%. Ở giai đoạn sau 15 ngày tuổi nhất thiết phải dùng thuốc Sokupi 0.36AS hay Proclaim 1.9EC,… Khi bọ nhảy xuất hiện với mật độ cao hay gặp mưa ngay sau khi phun thì có thể phun kép 2 lần vào 2 buổi sáng liên tiếp [3], [9], [14].
Ở Đồng Trạch và Đức Hinh (Quảng Bình), dung dịch từ tỏi, ớt và gừng có hiệu lực thấp đối với bọ nhảy Phyllotreta, chỉ là 32-28% sau 5 ngày phun [11]. Quả bồ hòn (Sapindus mukorossi) chứa 10-15% chất saponin - chất có hoạt tính diệt cơn trùng hoặc làm ức chế sinh trưởng ở côn trùng. Đun sôi 0,5 kg vỏ quả bồ hịn với 2 lít nước (dung dịch cấp 1). Từ dung dịch cấp 1 pha các dung dịch thí nghiệm. Thí nghiệm ở ngồi đồng ruộng cho hiệu lực đối với bọ nhảy đạt rất cao và là 97,33% [10]. Dung dịch ngâm hạt cây Milletia ichthyochtona pha 0,1% chất tẩy rửa theo tỷ lệ 1:10 có tác dụng diệt BNSC
(P. striolata) nhanh và hiệu lực sau 1, 3 ngày xử lý đạt tương ứng là 25,33- 33,32% và 70,67-92,94% [1].
Tại Vinh Phú (Phú Quang, Thừa Thiên Huế) sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc đem lại hiệu quả cao đối với bọ nhảy và ít ảnh hưởng tới thiên địch trên rau. Chế phẩm sinh học Vibamec, thuốc thảo mộc Thianmectin đều có hiệu quả cao và giảm tác dụng sau 14 ngày phun [15].
Biện pháp hóa học
Hiệu quả cao nhất đối với BNSC (P. striolata) tại Thái Nguyên là thuốc Padan 95SP ở nồng độ 0,01% và sau đó là chất tẩy rửa 0,1%. Cồn 0,1% có hiệu quả thấp nhất [1]. Vào thời điểm đến 10 NST và mật độ 1 con/cây nhất thiết phải dùng thuốc hóa học [3], [9]. Thuốc Rholamsuper 50WSG, Dylan 2,5EC, Rigell 800 WG có hiệu lực tương đương nhau và đạt cao nhất vào 5 ngày sau phun, sau đó giảm dần [11]. Thuốc vithadan, pycythrin cho hiệu lực không cao đối với BNSC: sau 7 ngày phun hiệu lực chỉ là 65,0-65,7% [19].
Hiệu lực đối với BNSC của các thuốc Abamectin, Abamectin+dầu khống, Emamectin benzoate, Permethrin đạt khơng cao, sau 7 ngày phun chỉ
32
đạt ở mức 41,58-71,31% [14].