Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Một phần của tài liệu chuong 4 KTCT Chương 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 25 - 26)

Các nguyên nhân phân tích trên đây đã làm xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

V.I. Lênin chỉ ra rằng: "Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị... đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy"38.

Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh như một nhà tư bản thơng thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngồi chức năng một nhà tư bản thơng thường, nhà nước cịn có chức năng chính trị và các cơng cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù...

Ph. Ăngghen cho rằng, nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu chuong 4 KTCT Chương 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 25 - 26)