TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu chuong 4 KTCT Chương 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 34 - 39)

Cạnh tranh là tất yếu khách quan gắn với kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Theo C.Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh quyết liệt giữa những người

sản suất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu được lợi nhuận cao nhất.

Điều kiện xuất hiện và tồn tại của cạnh tranh là chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Cạnh tranh được phân thành nhiều loại, do cách phân loại khác nhau. C. Mác nghiên cứu hai loại cạnh tranh cơ bản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Mục đích là nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch;

biện pháp cạnh tranh là các xí nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hạ giá trị các biệt của hàng hóa; kết quả là hình thành giá trị thị trường.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Mục đích là tìm nơi đầu tư có lợi nhất; biện pháp cạnh tranh là các xí nghiệp tư bản tự do di chuyển tư bản vào những ngành sản xuất khác nhau; kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình qn và giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân, ký hiệu là Lợi nhuận bình quân:

 P ': p'   m

x 100%  (c  v)  (c  v)

p  p' x k

Thực chất hoạt động của quy luật giá cả sản xuất chính là sự biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị, còn thực chất của quy luật lợi nhuận bình qn chính là sự biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh tự do tất yếu dẫn đến độc quyền. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn, tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hố, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Khi xuất hiện các tổ chức độc quyền đã đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn - giai đoạn độc quyền. Theo V.I. Lênin, giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm kinh tế cơ bản, đó là: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính và trùm tài chính; Xuất khẩu tư bản; Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền; Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản. Các đặc điểm này trong điều kiện hiện nay đã có những nét mới.

Trong giai đoạn độc quyền, các tổ chức độc quyền luôn mua, bán hàng hóa theo giá cả độc quyền, do đó họ ln thu được lợi nhuận độc quyền cao. Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Giá cả độc quyền gồm có giá cả độc quyền cao khi bán và giá cả độc quyền thấp khi mua. Thực chất hoạt động của quy luật giá cả độc quyền chính là sự biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị, còn thực chất của quy luật lợi nhuận độc quyền cao chính là sự biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó cịn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.

Độc quyền phát triển đến một trình độ nhất định sẽ xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với nhà nước tư sản nhằm

phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là nấc thang phát triển cao hơn và tột cùng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền.

Chủ nghĩa tư bản có vai trị to lớn trong q trình phát triển của xã hội, nhưng chủ nghĩa tư bản cũng có nhiều hạn chế lịch sử. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, thì mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản - mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt và chủ nghĩa tư bản phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu sẽ bị thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định.

Các thuật ngữ then chốt:

Cạnh tranh; lợi nhuận bình quân; giá cả sản xuất; độc quyền; lợi nhuận độc quyền; giá cả độc quyền; độc quyền nhà nước; vai trò kinh tế của Nhà nước.

Câu hỏi thảo luận:

1. Chủ nghĩa tư bản phát triển gồm mấy giai đoạn? Phân tích đặc điểm của từng giai đoạn.

2. Phân tích biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu hỏi ơn tập:

1. Trình bày về cạnh tranh. Trình bày khái niệm, mục đích, biện pháp và kết quả của canh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

2. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

3. Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, đặc điểm nào giữ vai trị quyết định nhất? Vì sao?

4. Phân tích mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh. Sự biểu hiện của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

5. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

6. Trình bày những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cơ chế điều tiết của nó.

7. Trình bày những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

8. Phân tích thành tựu, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.

Tài liệu tham khảo bắt buộc:

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế chính

trị Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

3. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

Tài liệu tham khảo tự chọn:

1. C. Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, t.25, phần I.

2. V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005, t.27. 3. V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005, t.31.

4. GS.TS.VS. Trình Ân Phú (Chủ biên), Kinh tế chính trị học hiện

đại (Giáo trình cơ bản về Kinh tế học và Quản lý học trong các trường đại học

Một phần của tài liệu chuong 4 KTCT Chương 4 CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)