3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng các lý thuyết sau
(i) Học thuyết K. Marx - Lennin về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thống các tri thức lý luận về thực hiện pháp luật.
Theo lý thuyết này, mọi hoạt động trong xã hội nói chung và xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng của bất cứ tổ chức, cơ quan, người dân nào đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đề cao vai trò quản lý của nhà nước thông qua biện pháp quản lý xã hội bằng pháp luật. Lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật; đảm bảo thực hiện tốt, hiệu quả nguyên tắc “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Có nghĩa là luận án quán triệt, bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước, pháp quyền XHCN; xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh, khả thi góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của người dân và thúc đầy hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
(ii) Lý thuyết về nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm khơi dậy và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể tham gia thị trường và xóa bỏ mọi rào cản đối với nhà đầu tư. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường được vận dụng đối với thị trường dịch vụ pháp lý nói chung biểu hiện ở chỗ: một thị trường dịch vụ pháp lý được vận hành trên cơ sở định hướng của nhà nước, với mơi trường đầu tư thuận lợi, an tồn và hiệu quả, hướng tới cạnh tranh lành mạnh với các quy luật khách quan của thị trường. Từ lý thuyết này đặt ra việc hồn thiện pháp luật để các cơng ty luật hợp danh có khả năng gia nhập thị trường, hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ pháp lý, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường.
(iii) Lý thuyết về công ty
Lý thuyết này cho rằng bản chất chung của các cơng ty là tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là tạo ra nhiều khoảng cách giữa doanh thu và chi phí. Mục tiêu của cơng ty là xác định giá cả và nhu cầu trong thị trường và phân bổ các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận rịng. Trong lý thuyết này, hành vi của bất kì cơng ty nào được cho là được thúc đẩy bởi tối đa hóa lợi nhuận. Lý thuyết chi phối việc ra quyết định có mặt trong nhiều khía cạnh bao gồm phân bổ nguồn lực, kĩ thuật sản xuất, điều chỉnh giá và khối lượng sản xuất. Áp dụng lý thuyết này vào
nghiên cứu pháp luật về công ty hợp danh để phân tích tính hợp lý hoặc khơng của các quy định pháp luật đối với bản chất của một loại hình cơng ty đối nhân. Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành cũng phải đặt dưới góc nhìn của lý thuyết cơng ty về lợi nhuận và chi phí.
(iv) Lý thuyết về hội nhập quốc tế
Lý thuyết này hình thành cùng với q trình tồn cầu hóa về kinh tế là xu hướng khơng thể đảo ngược được. Ngày nay, khơng có bất kỳ một quốc gia nào cho dù là các cường quốc về kinh tế hay là những nước nghèo, lạc hậu đứng ngoài xu thế này. Có thể viện dẫn một tác phẩm tiêu biểu trong số các tác phẩm đề cập, phân tích về q trình hội nhập quốc tế; đó là, trong tác phẩm nổi tiếng “Thế giới phẳng” (The World is Flat) của Thomas Friedman, một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác
phẩm và cơng trình nghiên cứu về vấn đề tồn cầu hóa rất thành cơng. Thomas Friedman đã luận giải sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới
khi mà sự phân công xã hội, chun mơn hóa đạt trình độ rất cao. Sự cát cứ, bế quan tỏa cảng trong phạm vi mỗi quốc gia sẽ bóp chết và là tiếng chng cáo chung nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tồn cầu hóa tạo ra những cơ hội và những thách thức đối với mỗi quốc gia trong quá trình cạnh tranh gay gắt về kinh tế. Hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế cho Việt Nam song cũng đặt ra những thách thức cần phải giải quyết mà một trong những thách thức đó là đấu tranh, xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa.
(v) Lý thuyết về pháp nhân
Lý thuyết về pháp nhân được sử dụng để lý giải về việc pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Doanh nghiệp quy định về cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Lý thuyết pháp nhân được xây dựng dựa trên các học thuyết pháp lý kinh điển như: Học thuyết hư cấu (fiction) mà theo đó có thể hình thành một loại chủ thể pháp luật trừu tượng không phải là người để phân biệt với con người (thể nhân); Học thuyết tách bạch mà theo đó tài sản của pháp nhân là một thực thể tài sản được phân biệt (tách bạch) với tài sản của các thành viên; Học thuyết về khối
tài sản thống nhất mà theo đó, tài sản của pháp nhân là một khối thống nhất không thể chia được, được coi như thuộc sở hữu của pháp nhân, và vì vậy, khi các thành viên góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và áp dụng nguyên tắc cấm rút vốn trực tiếp khi các thành viên có nhu cầu rút vốn ra khỏi tư cách thành viên của pháp nhân.34
Ngồi ra là các lý thuyết về sự cơng bằng, minh bạch trong thương mại quốc tế; lý thuyết về quyền bảo hộ trong thương mại của các quốc gia;