3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
1.2. luận Lý pháp luật về công ty luật hợp danh
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty luật hợp danh
Hiện nay có một số quan niệm khác nhau về pháp luật điều chỉnh tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có nội dung về cơng ty luật hợp danh. Có quan điểm cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung là chế định pháp luật về dân sự; có quan điểm khác lại cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư là một chế định pháp luật về kinh doanh thương mại v.v…
Quan điểm cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung là một chế định của pháp luật dân sự62, cho rằng ngay bản thân luật sư là một chủ thể pháp luật độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự, bản thân luật sư và tổ chức hành nghề luật sư cũng không phải là tổ chức kinh tế và khơng hoạt động vì mục tiêu thương mại đơn thuần. Đặc thù tự do hành nghề, bình đẳng thỏa thuận nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ quan hệ tài sản, bảo vệ quyền nhân thân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của “khách hàng” khơng phân biệt cá nhân hay pháp nhân, hoặc các cơ quan Nhà nước hay tổ chức kinh tế/xã hội và cũng không phân biệt rõ ràng mục đích thương mại hay phi thương mại, v.v… Hợp đồng dịch vụ
62 Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Hữu Ước (2011) (đồng chủ biên), Bài giảng về luật sư và nghề luật sư, Học viện Tư pháp, Hà Nội, tr. 51.
pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư cung cấp được điều chỉnh dựa trên nền tảng của Bộ Luật dân sự.
Theo quan điểm pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư là chế định pháp luật kinh doanh, thương mại, cho rằng63 chế định pháp luật này điều chỉnh các quan hệ có tính chất dịch vụ, kinh doanh thương mại, bởi thỏa mãn các thuộc tính về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế. Bên cung cấp dịch vụ là các tổ chức hành nghề luật sư, được tổ chức hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp tư nhân (văn phịng luật sư) hoặc cơng ty hợp danh, cơng ty TNHH. Mục đích của khách hàng là được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, dự liệu các tình huống pháp lý phát sinh, từ đó tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh…
Các quan điểm trên chưa phản ánh được đầy đủ về bản chất điều chỉnh của pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung, cũng như chưa bao quát được phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh, bởi nếu cho rằng pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư là chế định pháp luật dân sự, hay chế định pháp luật kinh doanh, thương mại thì chưa bao hàm được các quy phạm pháp luật của ngành luật khác điều chỉnh điều chỉnh hoạt động của công ty luật hợp danh như pháp luật về tố tụng, mối quan hệ giữa đạo đức hành nghề và mục tiêu thương mại…
Do đó, theo tác giả, có thể hiểu pháp luật về cơng ty luật hợp danh là hệ
thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa luật sư, công ty luật hợp danh với khách hàng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong q trình tổ chức và hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh thông qua các luật sư.
Pháp luật về công ty luật hợp danh được quy định bởi cả hệ thống pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Ở hầu hết các nước, tổ chức hành nghề luật sư thường được tổ chức dưới các mơ hình cơng ty luật quy mơ nhỏ, các cơng ty luật lớn vẫn cịn là hiếm hoi ở một số nước theo
63 Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Hữu Ước (2011)[đồng chủ biên], Bài giảng về luật sư và nghề luật sư, Học viện tư pháp, Hà Nội, trg. 50
Luật Anglo – Saxon và luật án lệ64. Trong nền kinh tế thị trường, luật sư cịn đóng vai trị là nhà kinh doanh – doanh nhân, nghề nghiệp thương mại của họ là dịch vụ pháp lý. Họ vừa thỏa mãn các quy định về đạo đức hành nghề luật sư, vừa phải đảm bảo yếu tố lợi nhuận để có thể duy trì cơng ty, tạo cơng ăn việc làm cho nhân viên. Pháp luật về luật sư hài hòa, thống nhất, đồng bộ các quy định về hành nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp với khung khổ pháp luật về đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập hiện nay cịn mang tính chất hỗ trợ và hoạch định chính sách. Như phân tích về nhu cầu của chủ thể sử dụng dịch vụ pháp lý, các cá nhân sử dụng dịch vụ pháp lý để nhận được sự trợ giúp về mặt pháp luật bởi các nhà cung ứng dịch vụ, bởi lẽ hệ thống pháp luật phức tạp khiến khơng phải ai cũng am tường về pháp luật, cịn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, kiếm lời.
Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, đặc biệt của Việt Nam, các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (đặc biệt là các luật sư Anh, Pháp, Hoa Kỳ) có đóng góp tích cực trong việc tham gia xây dựng pháp luật liên quan quan đến đầu tư, kinh doanh, thương mại, tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp của Việt Nam; Công việc họ làm đã giúp phần hỗ trợ thi hành, hoạch định chính sách về mơi trường đầu tư của Việt Nam nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại thương mại giữa Việt Nam với các nước.
Với quan niệm như vậy, khi chủ thể này tiến hành các giao dịch của mình với tư cách là chủ thể kinh doanh dịch vụ pháp lý, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh đăng
64 Council for Trade in Services - WTO (1998), Legal Services
https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/FE_Search/FE_S_S009- DP.aspx?
language=E&CatalogueIdList=113629,93951,88539,65042,61918,41747,5291&CurrentC
atalogueIdIndex=6&FullTextHash=&HasEnglishRecord=True&HasFrenchRecord=True&HasSpa ishRecord=True truy cập 23/3/2022
ký hoạt động kinh doanh tương tự như đối với doanh nghiệp, công ty thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước như một chủ thể kinh doanh. Ngoài ra, pháp luật chuyên ngành về luật sư còn quy định các điều kiện đối với việc thành lập công ty luật hợp danh như việc tất cả các thành viên hợp danh phải là luật sư và không cho phép công ty luật hợp danh có thành viên góp vốn.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh cũng mang các đặc trưng truyền thống của ngành luật kinh tế, đó là sự kết hợp giữa phương pháp hành chính - kinh tế và phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư trong công ty luật hợp danh chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tư pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội, pháp lý, nghề nghiệp đối với các hoạt động bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, v.v... Trong quan hệ với khách hàng, cơng ty luật hợp danh có quyền bình đẳng thỏa thuận trong các hoạt động của mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận thù lao với khách hàng trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa (chỉ định) theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng như đã nói ở trên.
Nguồn luật đối với pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập khá đa dạng, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ pháp lý..., cụ thể như: Luật Luật sư số 65/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13; Nghị định 123/2013/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư; Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14...
Thêm vào đó, với những đặc thù riêng của dịch vụ pháp lý, việc hành nghề của các luật sư trong cơng ty luật hợp danh cịn phải đảm bảo tn thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức hành nghề của luật sư.1.2.2. Nội dung pháp
luật về công ty luật hợp danh
Xác định rõ nội dung pháp luật điều chỉnh đối với cơng ty luật hợp danh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể đầu tư – luật sư nhằm nhận diện cụ thể, đầy đủ những yêu cầu của pháp luật đối với đối với công ty luật hợp danh là gì để trên cơ sở đó các luật sư thực hiện đúng, đầy đủ và cao hơn là thực hiện có hiệu quả trong q trình cung ứng dịch vụ pháp lý của mình.
Nghiên cứu tổng quan pháp luật về hành nghề luật sư hiện hành bao gồm nhiều Luật cùng điều chỉnh, cùng với những hoạt động thực tiễn mà luật sư phải thực hiện, phải đáp ứng trước yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các dịch vụ pháp lý cho thấy, nội dung pháp luật điều chỉnh đối với công ty luật hợp danh gồm những nhóm quy phạm chủ yếu sau đây:
(i) Nhóm quy phạm pháp luật về thành viên trong cơng ty luật hợp danh
Nhóm quy phạm này điều chỉnh về tư cách thành viên của công ty luật hợp danh – những luật sư thỏa mãn điều kiện hành nghề đầy đủ; quyền hạn, nghĩa vụ của thành viên công ty luật hợp danh; Việc hình thành tư cách thành viên cũng như chấm dứt tư cách thành viên của thành viên cơng ty luật hợp danh. Những quy định này có tính đặc thù, khác biệt ra sao đối với các loại hình cơng ty khác nói chung và cơng ty luật TNHH nói riêng...
(ii) Nhóm quy phạm pháp luật về tổ chức, quản lý cơng ty luật hợp danh
Nhóm quy phạm này tơn trọng quyền tự do kinh doanh, trong đó quyền định đoạt về cơ cấu tổ chức, quản trị của công ty do chủ sở hữu công ty quyết định. Đối với công ty luật hợp danh, vấn đề quản trị công ty không quá phức tạp. Do bản chất của công ty hợp danh là công ty đối nhân nên các thành viên tự thỏa thuận và quyết định theo sự thống nhất chung. Các quy định về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh chỉ xác lập những nguyên tắc chung, tạo khung pháp lý cho việc quản trị công ty luật hợp danh, bao gồm xác định cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý, thẩm quyền và thể thức hoạt động của bộ máy quản lý, cơ chế đại diện của thành viên khi tiến hành các hoạt động kinh doanh...(iii) Nhóm quy
phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cơng ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng
Dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng bao gồm tất cả các dịch vụ mà luật sư được phép hành nghề. Theo đó là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý theo hợp đồng; thực hiện các vụ/việc theo ủy quyền cho khách hàng; thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng theo chỉ định.v.v...
Pháp luật về cơng ty luật hợp danh cần có những quy định về nhóm dịch vụ pháp lý do cơng ty luật hợp danh cung ứng vì đây là ngành nghề kinh doanh “đặc thù”, phải có những quy định đặc thù cũng như quy định về các vấn đề khác có liên quan, nhằm đảm bảo hoạt động quản lý và điều hành các công ty luật hợp danh có hiệu quả;
(iv) Nhóm quy phạm pháp luật về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh
Xuất phát từ việc xác định cơng ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động dưới loại hình cơng ty hợp danh được điều chỉnh bởi luật luật sư và các luật về doanh nghiệp kinh doanh. Vì thế nên vấn đề thành lập/đăng ký hoạt động, tổ chức lại, giải thể/hay chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh không thể thực hiện chỉ theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp mà cần phải có những quy định đặc thù, phù hợp hơn với lĩnh vực hành nghề luật sư.
Thành lập cơng ty luật nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào loại hình cơng ty; tùy thuộc vào mức độ cải cách hành chính và thái độ của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh của công dân, mà thủ tục pháp lý này đơn giản hay phức tạp. Theo đó, thủ tục thành lập cơng ty luật hợp danh bao gồm thủ tục xin phép thành lập và thủ tục đăng ký hoạt động. Việc đăng ký hoạt động là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tư cách pháp lý của công ty luật.
Ngồi ra, cơng ty luật hợp danh cũng khơng nằm ngồi mối quan hệ giữa sinh tồn và phát triển, do đó, nội dung quy định pháp luật về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của công ty luật hợp danh nhằm cụ thể hóa những nhu cầu của các luật sư thành viên trong công ty luật hợp danh theo những điều kiện hoạt động, điều kiện thị trường thay đổi khác nhau.(v) Nhóm quy phạm pháp luật về hành
nghề của luật sư nước ngoài, cơng ty luật hợp danh nước ngồi tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý, cam kết cho phép luật sư nước ngoài cũng như tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam, ln có nhu cầu về sử dụng dịch vụ pháp lý để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, số lượng chuyên gia, tổ chức luật sư Việt Nam có thể đáp ứng được trình độ chun mơn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế lại hạn chế. Thêm vào đó, dịch vụ pháp lý cũng là một lĩnh vực mà các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn được đầu tư, gia nhập thị trường, hành nghề tại Việt Nam, đặc biệt là khi sức cạnh tranh từ các luật sư của Việt Nam cịn yếu, chưa có tổ chức luật sư nào thực sự chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Chế định pháp luật này chính là việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường cho luật sư nước ngồi hành nghề tại Việt Nam dưới loại hình cơng ty luật hợp danh. Các quy định cụ thể về hình thức hành nghề, phạm vi hành nghề đã tương thích, phù hợp hay chưa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay.
1.2.3. Vai trị điều chỉnh của pháp luật về cơng ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Pháp luật về công ty luật hợp danh là một bộ phận của pháp luật luật sư. Vì vậy, vai trị điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh cũng chính là vai trị pháp luật đối với hoạt động hành nghề luật sư và ngoài ra là đối với hoạt động kinh doanh, thương mại. Cụ thể:
Thứ nhất, sự điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh không