HÀNG HÓA BỊ DỊCH CHUYỂN

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý tình huống khẩn cấp trên biển (Trang 48 - 49)

Chương 2 XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN

2.9. HÀNG HÓA BỊ DỊCH CHUYỂN

2.9.1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Mục đích của quy trình này là liệt kê những biện pháp và nhiệm vụ phải làm khi hàng hoá bị dịch chuyển và quy trình này được áp dụng cho mọi hàng hố khơng gây ơ nhiễm mơi trường.

2.9.2. QUY TRÌNH XỬ LÝ

(1) Sỹ quan boong trực ca phải:

- Phát tín hiệu chng báo động một cách phù hợp. - Gọi thuyền trưởng.

- Nếu nghi ngờ hàng hoá bị xê dịch do tàu bị lắc ngang hoặc bổ dọc thì phải đổi hướng ngay để làm giảm sự ảnh hưởng.

- Bật các đèn chiếu sáng trên boong (nếu là ban đêm).

- Chuyển giao nhiệm vụ tại buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng quy định đã phân công.

(2) Thuyền trưởng phải:

- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đã hiểu được nhiệm vụ của mình.

- Dựa vào thực tế, nếu thấy việc điều động tàu có sự bất ổn thì phải có những tín hiệu hàng hải thích hợp.

- Thơng báo cho những nhà chức trách có liên quan nếu thấy có sự rủi ro đối với tàu hoặc có sự mất mát hàng hố ở trên boong.

- Thường xuyên báo cáo tình hình mới nhất cho Công ty.

(3) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp.

(4) Máy trưởng và các sỹ quan máy phải: - Chuyển máy chính sang chế độ điều động.

- Đảm bảo rằng tất cả mọi việc phục vụ cho Bộ phận boong đều đã sẵn sàng (ví dụ các bơm ballast, hệ thống cẩu thuỷ lực).

(5) Đại phó phải:

-Kiểm tra sự dịch chuyển của hàng hố và báo cáo với Thuyền trưởng các điểm cần chú ý sau:

+ Hàng hoá nào bị xê dịch. + Lý do hàng hố bị xê dịch. + Hư hỏng thiệt hại (nếu có).

+ Khả năng tăng thêm sự xê dịch và hoặc thiệt hại. - Đề xuất những kiến nghị.

(6) Đại phó phải bàn bạc với thuyền trưởng để:

- Chằng buộc lại hàng hố bị xê dịch có thể làm được và ở những nơi không gây nguy hiểm cho con người.

- Dựa vào dự đốn khối lượng hàng hố bị xê dịch có thể làm được và ở những nơi không gây nguy hiểm cho con người.

- Dựa vào dự đoán khối lượng hàng hố bị dịch chuyển để tính tốn lại thế vững của tàu và từ đó xem xét xem việc dùng biện pháp bơm nước balat dằn tàu để khắc phục tình trạng nghiêng (tránh cho hàng hố dịch chuyển thêm) có an tồn hay khơng.

- Vứt hàng ở trên boong xuống biển trong trường hợp sự an tồn về tính mạng của thuyền viên hoặc tàu bị đe dọa.

Đặc biệt chú ý một hậu quả kèm theo của việc dịch chuyển hành hóa là có thể gây nghiêng tàu:

Nếu nghiêng do hàng hố dịch chuyển, tiến hành quay mũi từ từ sao cho gió và nước tác dụng vào mạn cao phía mũi tàu. Nếu tàu có độ ổn định cao như tàu chở quặng, sắt thép… thì bơm đầy két ballast đáy đơi và két treo. Nếu tàu có tính ổn định thấp như tàu chở hàng rời, hàng lỏng, gỗ, container việc điều chỉnh độ nghiêng phải hết sức thận trọng.

Khi tàu chở hàng hoá, đặc biệt là quặng rời mà bị nghiêng do quặng chứa độ ẩm cao quá mức giới hạn cho phép có thể làm cho hàng hoá bị nhão hoá lỏng. Trong trường hợp đó tàu phải đổi hướng và thay đổi sự chuyển động của hàng và sự cộng hưởng của tàu. Nếu có thể, tìm cách xả nước ẩm xuống lacanh hầm hàng và nhiều khi phải dùng cả bơm xách tay để hút ra. Trường hợp cần thiết, có thể phải xin ghé vào cảng lánh nạn để khắc phục.

Nếu tàu nghiêng do hàng trên boong bị ngấm nước như gỗ hút ẩm, lưu ý có thể phải vứt bớt hàng. Nếu do container, ta có thể vứt bớt container, khi khơng cịn cách nào khác.

Chỉ khi nào thuyền trưởng thấy thoả đáng về vấn đề an tồn thì mới "tiếp tục hành trình".

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý tình huống khẩn cấp trên biển (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)