XỬ LÝ TRÀN DẦU HOẶC RỊ RÌ KHÍ ĐỘC

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý tình huống khẩn cấp trên biển (Trang 49 - 53)

Chương 2 XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIỂN

2.10. XỬ LÝ TRÀN DẦU HOẶC RỊ RÌ KHÍ ĐỘC

2.10.1. NGUYÊN NHÂN TRÀN DẦU - Tràn dầu do hoạt động của tàu:

+ Việc xả nước lacanh, ete, mà những thứ đó có lượng dầu vượt quá mức cho phép.

+ Thải dầu do mục đích an tồn của tàu hoặc cứu người trên biển. + Rị rỉ từ đường ống có chứa dầu.

+ Két bị tràn. + Rò rỉ từ vỏ tàu.

- Dầu tràn do tai nạn đường biển.

(1) Bất kỳ ai phát hiện có dầu tràn thì phải lập tức báo cáo cho buồng lái và những người xung quanh.

(2) Sỹ quan boong trực ca phải: - Phát chuông báo động phù hợp. - Gọi thuyền trưởng.

- Xác định thời gian và vị trí tàu.

- Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó 3) theo đúng quy định đã phân cơng.

(3) Thuyền trưởng phải:

- Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đã biết được nhiệm vụ của mình.

- Nhanh chóng xác định khu vực dầu tràn và nguyên nhân gây ra tràn dầu để đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

- Báo cáo chi tiết về sự cố ô nhiễm dầu một cách không chậm trễ cho văn phịng của cơ quan an tồn hàng hải ở gần nhất theo yêu cầu trong điều 8 (Artiele) và sửa đổi 1 (Protocol) của MARPOL 73/78, cũng như là luật chống ô nhiễm và thảm họa hàng hải và những chỉ thị có liên quan nhằm nói rõ việc tràn dầu là do các nguyên nhân nào sau đây:

+ Chảy dầu (thải dầu) do hệ quả của việc hư hỏng hay tai nạn đối với tàu hoặc trang thiết bị trên tàu.

+ Thải dầu do mục đích an tồn của tàu hoặc cứu người trên biển.

+ Thải dầu trong quá trình khai thác tàu khi mà hàm lượng dầu lớn hơn giới hạn cho phép của MARPOL 73/78 sửa đổi 2010.

- Đồng thời, thuyền trưởng phải đưa ra các nhận định:

+ Xác định tính chất của thảm họa: có gây ra cháy nổ hay khơng? + Dự tính (tính tốn) có cần thiết u cầu cứu hộ khơng?

+ Quyết định việc bỏ tàu hay khơng? (4) Đại phó:

- Chỉ huy đội xử lý dầu tràn sử dụng các thiết bị trên tàu như giấy thấm dầu, mùn cưa và giẻ... thích hợp nhằm giảm thiểu lượng dầu tràn, và có cân nhắc đến tình trạng hiện tại của sự cố tràn dầu, lượng dầu tràn phải được thu gom đến mức tối đa có thể.

- Nếu sử dụng chất làm tan dầu (oil dispersants) hoặc hóa chất làm đơng dầu (oil gelatinization agents) như là chất liệu để thu gom dầu tràn, chỉ thứ nào đủ tiêu chuẩn kĩ thuật mới được sử dụng, có tính đến điều kiện hồn cảnh xung quanh. Nếu sử dụng chúng ở khu vực ven biển của các nước khác, phải có sự đồng ý trước của các nước đó.

(5) Máy trưởng và các sỹ quan máy phải: - Chuẩn bị máy chính và các bơm sẵn sàng.

- Đóng và mở các van phù hợp theo yêu cầu của buồng lái.

(6) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp.

(7) Sau khi xác định được nguyên nhân dầu tràn và đưa ra các nhận định phù hợp, theo điều kiện thực tế mà toàn bộ thuyền viên tiến hành xử lý thu gom dầu tràn theo đúng nhiệm vụ và chức năng đã phân công trong bảng phân công báo động:

a) Nguyên nhân tràn dầu do hoạt động của tàu:

- Nếu dầu tràn trong quá trình chuyển dầu hoặc cấp dầu phải tạm dừng lại bởi hành động một cách nhanh nhất. Khi đã ngừng việc chuyển, cấp dầu, cá nhân trên tàu phải tiến hành đo đạc nồng độ khí, và mặc thiết bị tự thở nếu thấy cần thiết. (Việc chuyển và cấp dầu sẽ không tiếp tục trước khi nguyên nhân làm tràn dầu không được xác định và loại bỏ).

- Nếu có việc xả nước la canh, ete, khi lượng dầu trong đó vượt quá mức cho phép vì sự bảo dưỡng kém hoặc hư hỏng của máy phân ly dầu nước, phải tắt nguồn cho máy phân ly và đóng van xả khơng được chậm trễ. Trên tàu có trang bị hệ thống kiểm tra nồng độ dầu cho nước lacanh, nếu có việc xả nước lacanh khi nồng độ dầu trong đó vượt quá giới hạn cho phép do thiết bị kiểm tra nồng độ dầu hư hỏng, phải tiến hành tắt nguồn của bơm phân ly, hệ thống kiểm tra nồng độ dầu và đóng van xả lacanh khơng được chậm trễ.

- Nếu có sự rị rỉ từ đường ống, áp lực dầu trong đường ống sẽ giảm, phải chuyển lượng dầu bên trong ống đó sang két chứa bằng phương pháp gravity (phương pháp tự chảy) hoặc bơm một cách khơng chậm trễ.

- Nếu có sự tràn dầu từ két dầu, phải tắt bơm chuyển dầu hoặc bơm cấp dầu vào két đó và những van liên quan phải được đóng chặt khơng được chậm trễ. Dầu trong két bị tràn phải được chuyển sang két khác với thể tích vượt quá ngay lập tức.

- Nếu dầu bị rị rỉ từ vỏ tàu thì phải

+ Chú ý tới lực nén lên vỏ tàu và tính ổn định của tàu trước khi hành động. + Nếu có sự rị rỉ từ vỏ tàu bên trên đường mớn nước, dầu trong két phải ngay lập tức chuyển sang két khác và mức dầu trong két phải giảm đi đến mức thấp hơn đường mớn nước.

+ Nếu việc chuyển dầu ở trên tàu khó thực hiện, phải tính đến việc chuyển dầu từ tàu sang tàu hoặc từ tàu lên bờ.

+ Nếu sự rò rỉ vẫn tiếp tục mặc dù những hành động như trên đã được tiến hành, việc kiểm tra dưới nước bằng thợ lặn hoặc các phương tiện khác phải thực hiện để xác định nguyên nhân rò rỉ dầu

b) Dầu tràn do tai nạn đường biển - Spills resuting from casualties

- Tàu phải di chuyển đến nơi an toàn trong trường hợp thấy rằng việc ở ngun vị trí hiện tại có thể dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn.

- Sự dịch chuyển hàng hóa trên tàu để đảm bảo an toàn cho tàu phải được quyết định nếu cần thiết.

- Tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ: Điều động tàu lên phía trên gió của khu vực dầu tràn, đóng các cửa hút gió, đề phịng khí gây cháy lọt vào khu vực buồng ở của thuyền viên và buồng máy, loại bỏ các nguồn gây ra tia lửa, kiểm tra khơng khí trong khu vực buồng ở và buồng máy thường xuyên, chuẩn bị các trang thiết bị cứu hỏa, đảm bảo việc quản lý sự cháy như là khống chế việc hút thuốc. 2.10.3. QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI BỊ NỔ KHÍ HOẶC RỊ RỈ KHÍ ĐỘC

- Thơng báo với phía bờ và dừng ngay việc làm hàng.

- Báo động toàn tàu và tập trung thuyền viên ở khu vực an tồn khơng bị ảnh hưởng của khí độc.

- Báo cáo Thuyền trưởng.

- Đóng các van làm hàng để ngăn chặn khí rị rỉ.

- Ngừng chạy điều hồ, đóng các cửa thơng gió, lỗ thơng gió, các cửa kín nước. - Nghiêm cấm việc hút thuốc và sử dụng lửa trần.

- Yêu cầu thuyền viên được phân cơng nhiệm vụ khi có sự cố mặc thiết bị chống khí độc.

- Khơng được phép vào khu vực có khí độc khi chưa được trang bị thiết bị thở cá nhân.

- Kiểm tra nồng độ khí độc trong khơng khí.

Khí độc có thể kiểm sốt bằng việc phun nước hay khơng? Nếu khơng (trong trường hợp rị rỉ nhiều) thì phải lưu ý các điểm sau:

+ Khi chất khí dễ cháy rị rỉ nhiều, cần đặc biệy lưu ý đến việc phun nước vì lúc đó tia nước có thể khơng có tác dụng làm lỗng khí rị xuống dưới điểm cháy dưới mà lại làm tăng thêm thể tích của đám khí, dẫn đến việc nâng tâm nổi của khối khí và do vậy làm tăng khả năng tiếp cận với nguồn cháy.

+ Sử dụng việc phun nước để hỗ trợ việc bảo vệ người, cấu trúc tàu và trang thiết bị khỏi sự nguy hiểm của phát xạ nhiệt nếu sự cháy xảy ra.

+ Chạy tàu về phía trước sao cho hướng khí xả xi theo gió trong khi đó đảm bảo rằng tàu khơng bị ảnh hưởng của khí rị rỉ khi ở trên biển.

+ Thông báo và hỏi ý kiến các phịng ban An tồn Hàng hải trong tr ường hợp khơng kiểm sốt được khí rị rỉ.

- Phun nước để làm phân tán khí độc hoặc sử dụng các phương pháp khác tuỳ thuộc vào tính chất của khí độc.

- Ngăn chặn hơi tiếp cận tới những khu vực có khả năng gây cháy bằng cách phun nước với khối lượng lớn hoặc sử dụng các phương pháp khác tuỳ thuộc vào tính chất của khí độc.

- Trong trường hợp rị rỉ chất lỏng:

+ Sử dụng biện pháp phun nước để phân tán chất lỏng tránh việc gây hư hỏng tới cấu trúc tàu.

+ Rò rỉ từ các đường ống nhỏ có thể sử dụng 1 vịi rồng phun trực tiếp để cho chất lỏng bay hơi và dung 1 voi rồng khác phun dạng sương để làm giảm nồng độ khí xuống dưới mức tự bốc cháy.

+ Cho chất lỏng rị rỉ thốt ra mạn tàu và việc sử dụng một số vịi rồng khác thêm vào có thể giúp phun chất lỏng thốt ra xa tàu.

+ Thơng báo trên VHF kênh 16.

2.10.4. THỰC TẬP PHỊNG CHỐNG Ơ NHIỄM DẦU HOẶC CHẤT LỎNG ĐỘC HẠI

Thực tập phịng chống ơ nhiễm dầu/chất lỏng độc hại được tiến hành ít nhất 3 tháng 1 lần.

2. Quy trình thực tập

Loại hình thực tập này được tiến hành riêng biệt hoặc hợp nhất do Thuyền trưởng chọn. Trong trường hợp thực tập hợp nhất Thuyền trưởng phải đề cập các vấn đề khẩn cấp trong từng tình huống cụ thể.

Thuyền trưởng hay người chịu trách nhiệm của buổi thực tập này phải đưa ra các tình huống (tham khảo Quy trinh ứng phó sự cố khẩn cấp trên tàu, Quy trình ứng phó tai nạn tràn dầu/hàng lỏng độc hại (hóa chất) để có kế hoạch thực tập để tiến hành buổi thực tập này.

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lý tình huống khẩn cấp trên biển (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)