Các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng bình minh (Trang 37 - 40)

- Tiền thưởng: Nhìn chung cơng tác khen thưởng của cơng ty đã đạt hiệu quả

2. Các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động

2.1. Hoàn thiện các khoản phúc lợi và trợ cấp

Chất lượng cũng như hiệu quả của các khoản còn chưa được cao, số các loại phúc lợi áp dụng cịn hạn chế và cịn mang tính chung chung. Vậy nên để cải thiện công tác phụ cấp trợ cấp và phúc lợi công ty cần thực hiện :

- Công ty cần thường xun cập nhật thơng tin để có những điều chỉnh về các loại phụ cấp cho phù hợp với thực tế mơi trường làm việc và các chi phí sinh hoạt. Cần có những khoản tiền sai biệt do được bố trí làm theo ca khơng được thuận lợi với sinh hoạt hàng ngày ... có như vậy mới khuyến khích được người lao động hăng say, tích cực làm việc.

-Mở rộng thêm nhiều dịch vụ cho công nhân viên: Công ty dành một phần

nhỏ của quỹ phúc lợi chung đầu tư, sửa chữa, xây dựng các cơng trình phúc lợi như: nhà ăn, căng tin, câu lạc bộ ...mở rộng thêm các dịch vụ cho nhân viên như: phòng tập thể dục, chỗ đỗ xe, bệnh xá, chiết khấu đối với các sản phẩm của cơng ty, tư vấn tài chính, hỗ trợ chăm sóc con cái, người già, máy rút tiền tự động tại

chỗ... .. Áp dụng chương trình bảo vệ sức khoẻ nhằm ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng. Các chương trình này khơng chỉ đem lại cho người lao động nhiều dịch vụ hơn mà cịn giúp cơng ty tiết kiệm được nhiều chi phí.

- Lập quỹ phúc lợi về tài chính: Chính sách phúc lợi về tài chính sẽ giúp người lao động giải quyết khó khăn về tài chính. Với những trường hợp cán bộ cơng nhân viên gặp khó khăn hoặc có cơng việc gia đình đột xuất thì có thể vay vốn từ quỹ này mà không phải trả lãi, hoặc nếu vay với mức cao có thể vay với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Khi đó họ sẽ phấn đấu làm việc vì sự nghiệp của mình, thoả mãn nhu cầu được tơn trọng và khẳng định bản thân.

- Bổ sung thêm khoản phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp nhà ở, phụ cấp đi lại, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động ...do chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao. Có những khoản phụ cấp này người lao động sẽ phần nào ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc hơn.

- Để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ để làm tốt cơng việc được giao thì cơng ty tiến hành 6 tháng một lần tổ chức khám bệnh tại bệnh viện mà công ty mua bảo hiểm y tế để kịp thời chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt là những lao động làm việc trong môi trường độc hại, họ đều là những đối tượng dễ mắc các bệnh nghề nghiệp.

- Khơng ngừng nâng cao, hồn thiện và mở rộng các hình thức tạo động lực, mở rộng các định mức. Định mức các khoản trợ cấp, phụ cấp tăng lên dựa trên cơ sở năng suất lao động và chất lượng công việc của người lao động tăng. Điều này sẽ giúp phát huy tác dụng của công tác này, giúp cho người lao động luôn phấn đấu, cố gắng, sáng tạo để hồn thành cơng việc một cách nhanh nhất và tốt nhất. Nó đảm bảo cơng bằng, chính xác cho từng người lao động.

- Bổ xung cho lương cơ bản, bù đắp cho người lao động khi họ làm việc trong những điều kiện khơng ổn định, thuận lợi nhưng lại chưa được tính vào trong khoản tiền lương cơ bản của người lao động. Phụ cấp có tác dụng tạo sự cơng bằng cho người lao động.

- Hiện nay cơng ty chưa có quỹ trợ cấp khó khăn để giúp đỡ những cơng

nhân viên có hồn cảnh hết sức khó khăn. Với những trường hợp này theo định kỳ hàng năm tổ chức Cơng Đồn trích từ quỹ Cơng Đồn ra một khoản tiền đến thăm hỏi gia đình. Điều này thể hiện sự quan tâm của Cơng Đồn nói riêng và cơng ty nói chung tới người lao động.

2.2. Hồn thiện văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp, tất cả những gì liên quan đến tổ chức đều hình thành nên văn hóa của tổ chức. Mỗi người lao động là một cá thể riêng biệt nhưng khi họ làm việc trong một tổ chức thì họ ln mong muốn được làm việc, được quan tâm, thể hiện bản thân trong tập thể đó. Cơng ty nên tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi, giao lưu giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong cơng tác tổ chức, nên xây dựng chính sách mở cho người lao động tham gia vào việc xây dựng tổ chức, việc này tạo nên tính dân chủ cai trong việc kích thích người lao động góp ý cho cơng tác xây dựng, tạo cho người lao động cảm thấy mình được quan tâm đến. Thái độ làm việc của những người lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ làm việc của cấp dưới. Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải tự mình nhận thức được tầm quan trọng của mình để có cách giao tiếp, phong cách làm việc hợp lý, không quá cứng nhắc mà phải thơng qua cách làm việc của mình thể hiện cho nhân viên biết phải làm việc như thế nào. Người lãnh đạo cũng cần tự tìm tịi tạo ra phong cách làm việc thật chuyên nghiệp, ngoài ra cách “đối nhân sử thế” phải thật khéo léo, tạo niềm tin với người lao động. Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa những người cán bộ, nhân viên trong cơng ty để tạo nên mọt tập thể đồn kết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Sau đây là các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Bước 1: Tìm hiểu mơi trường và các yếu tổ ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi làm công ty thành công. Đây là bước cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. Sự thay đổi văn hóa thường bắt đầu từ việc đánh giá xem văn hóa hiện tại thế nào và kết hợp chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Bước 5: Khi đã xác định được văn hóa lý tưởng cho doanh nghiệp và thấu hiểu về hạn chế trong văn hóa của doanh nghiệp. Lúc này cần tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa giá trị hiện có và những giá trị hướng tới. Các khoảng cách đánh giá theo : phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trị quan trọng, là người đề xướng và hướng dẫn, chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng và cùng nỗ lực để xây dựng.

Bước 7: Soạn thảo kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể.

Bước 8: Phổ biến kế hoạch thay đổi và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Họ cần được biết sự thay đổi đó đem kauh điều tốt cho họ.

Bước 9: Thể chế hóa, mơ hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phải phù hợp với văn hóa đã xây dựng. Các hành vi theo mẫu hình lý tưởng cần được khuyến khích động viên.

Bước 10: Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập chuẩn mực mới, không ngừng học tập và thay đổi. Khi xây dựng được văn hóa phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì giá trị tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần xây dựng bình minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w