khách sạn thời kỳ 2017-2020
1. Dự báo tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Trước bối cảnh và xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng. Nền kinh tế tri thức trên thế giới đang gặp những cơ hội to lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch. Việt Nam (là một nước có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có những yếu tố thu hút khách đến như: tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn; có những di sản thế giới và các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO cơng nhận; có tình hình chính trị ổn định và an toàn đã được nhiều nước thừa nhận.) cần phải có chiến lược phát triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững tương xứng tới tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Chiếc lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những điểm yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo được bước phát triển mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để thực sự trở thành nghành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.
Để tạo bước phát triển vượt bậc của du lịch theo những định hướng về phát triển kinh tế xã hội đất nước, ngày 30-12-2011 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 2473/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và phát triển đến năm 2030. Trong đó:
-Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thời kỳ 2015-2020 đạt 11.5%-12% năm
-Năm 2015 Việt Nam đón 7-7.5 lượt khách quốc tế và 36-37 triệu lượt khách nội địa đưa tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD đóng góp 5.5-6% vào GDP cả nước.
2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của khách sạn đến năm 20202.1. Mục tiêu tổng quát 2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cấp cơ sở vật chất của khách sạn - Nâng cao chất lượng phục vụ