DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM TỚI (2017-2019).

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn hoàng gia (Trang 31 - 35)

TRIỂN DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM TỚI (2017-2019).

1.1 Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch nói chung và thế giới.

Ngành kinh tế sau khủng hoảng đang được phục hồi theo đó ngành du lịch thế giới phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước như: Thái Lan, Trung Quốc… Năm nay 2017 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, thu nhập từ du lịch đạt hơn 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 170 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Du lịch nội địa cũng sẽ trực tiếp mở rộng nhanh chóng ở nhiều nước. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư, xã hội và là một trong những ngành kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

1.2 Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Trong những năm qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2% trên 1 năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8% trên 1 năm. Năm 2016 số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP. Hạ tàng du lịch và cơ sở vật chất ngành du lịch ngày càng phát triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo ra một số thuong hiệu có uy tín trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm Sự phát triển ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đảy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, có tính chun nghiệp có hệ thống cơ sở vật chât kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch co chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đạm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực

Thu hút được 17 đến 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thcs đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á

* Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch.

Nhiều di sản Việt Nam được UNESCO công nhận, Vịnh Hạ Long năm 1994, Cố Đô Huế 1993, hay gần đây nhất là thắng cảnh Tràng An-Ninh Bình 2014 cùng hiều di sản văn hóa phi vật thể kháccũng tạo ra sức hút của Du lịch Việt Nam đôi với du khách. Những hang động nổi tiếng ở Việt Nam như Phong Nha – kẻ Bàng và hang Sơn Doong ngày càng được nhiều du khách quốc tế biết đến. Nhiều loại hình cũng và đang được đưa vào áp dụng cho ngành du lịch như Homestay, Mice, hay du lịch phượt giá rẻ…

* Việt Nam ổn định chính trị và an tồn xã hội.

Ổn định chính trị và an tồn xã hội là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thề giới đã thừa nhận Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định và an tồn xã hội. Đây là một trong những lý do quan trọng góp phần thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

1.3. Định hướng phát triển khách sạn đến năm 2019.1.3.1 Mục tiêu tổng quát. 1.3.1 Mục tiêu tổng quát.

Căn cứ vào thực trạng đã phân tích ở chương II và tốc độ phát triển du lịch

Việt Nam trong những năm tới, luận văn kiến nghị mục tiêu phát triển kinh doanh thời kỳ 2017- 2019 tại khách sạn: Đẩy nhanh nhịp độ phát triển lượng khách, phát triển tổng doanh thu, hạ thấp tỷ suất chi phí và tăng tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo thu nhập cho người lao động, bảo đảm phát triển kinh doanh bền vững và an sinh xã hội.

1.3.2. Mục tiêu chụ thể của từng chỉ tiêu chủ yếu.

Định hướng mục tiêu phát triển số lượt khách, luận văn căn cứ vào số liệu thực tế năm 2014 – 2016 của khách sạn.

a. Xác định kế hoạch tổng lượt khách phải căn cứ vào hệ số sử dụng buồng.

Như (bảng 7) hiệu quả sử dụng buồng bình quân hàng năm thời kì 2014- 2016 là = 0.05

Căn cứ vào tình hình kinh tế và tình hình của khách sạn, luận văn kiến nghị hệ số sử dụng buồng thời kì 2018-2020 là: 0.03

Năm 2017: 0.85 + 0.03 = 0.88 Năm 2018: 0.88 + 0.03 = 0.91 Năm 2019: 0.91 + 0.03 = 0.94

Và kế hoạch tổng lượt khách từng thời kì là: Năm 2017: x 0.88 =36326 (lượt) Năm 2018: x 0.91 =37564 (lượt) Năm 2019: =38803 (lượt)

b. Mục tiêu phát triển doanh thu.

Dựa vào (bảng 4), ta có nhịp độ tăng tổng doanh thu thời kì 2014-2016.

100 x – 100 = 11.7%

Từ số liệu trên, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng thời kì 2017- 2019 là: 10% Năm 2017: 22746 x 110% = 25020 (triệu)

Năm 2018: 25020 x 110% = 27522 (triệu) Năm 2019: 27522 x 110% = 30274 (triệu)

c. Kế hoạch phát triển lợi nhuận.

Căn cứ tỷ suất lợi nhuận (bảng 5), luận văn xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân thời kì 2014- 2016:

= 17%

Từ số liệu trên, luận văn kiến nghị tỷ suất lợi nhuận bình quân là: 17% Năm 2017: 25020 x 17% = 4253 (triệu)

Năm 2018: 27522 x 17% = 4678 (triệu) Năm 2019: 30274 x 17 % = 5146 (triệu)

(Bảng 8): Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh của khách sạn Hoàng Gia (2017– 2019).

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

năm Năm kế hoạch

2015 2017 2019

1. Tổng lượt khách Lượt 36326 37564 38803 2. Tổng doanh thu Triệu đồng 25020 27522 30274 3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 4253 4678 5146

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn hoàng gia (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w