- Nắp túi lớn hơn miệng túi 0,5cm; Đặt nắp túi đúng vị trí lấy dấu.
1. May thép tay hai viền
1.1. Đặc điểm
Là thép tay dạng chữ Y được áp dụng trên cửa tay áo sơ mi nam, có một thép tay lớn được ép keo và may vào bên mang tay lớn, thép tay cịn lại có thể liền hoặc rời với tay áo.
1.2. Cấu tạo
Tay áo x 1;
Thép tay nhỏ x 1; Thép tay lớn x 1.
1.3. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật
1.3.1 Quy cách
- Thép tay theo rập;
- Mật độ mũi may 5 mũi/ 1cm;
- Đường may mí 0,1cm: May mí thép tay nhỏ, thép tay lớn; - Đường may diễu 0,5cm: May chặn diễu thép tay.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Đường tra thép tay phải thẳng, cách đều mép vải, khơng sụp mí; - Thép tay hồn chỉnh phải bảo đảm thơng số kích thước;
- Các đường diễu hoặc mí phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật; - Các góc của thép tay phải sắc cạnh, góc tam giác phải cân đối; - Đảm bảo độ đối xứng hai cửa tay.
1.4. Phương pháp may
Bước 1: Xẻ trụ tay
- Xẻ đường may thép tay trên tay áo, bấm góc xéo 45o sang 2 bên, mỗi bên 0.5cm.
Bước 2: Ủi định hình thép tay nhỏ, thép tay lớn
- Thép tay nhỏ
- Thép tay lớn
- Ủi gấp trụ lần 1: Đặt rập giấy lên mặt trái nẹp trụ, ủi gấp các cạnh đường may vào mặt trái;
- Ủi gấp trụ lần 2: Gấp đôi nẹp trụ theo chiều dọc, sao cho mép trong (cạnh ngắn) le ra hơn mép ngoài 0,1cm, ủi cố định mép gấp.
- Tay áo đặt dưới, mặt phải ngửa lên trên. Kẹp trụ tay nhỏ vô cạnh nhỏ của tay sau, may tra trụ tay nhỏ bắt đầu từ cửa tay đến vị trí bấm chéo góc, dừng lại và lại mũi chỉ.
Bước 4: May chặn lưỡi gà
- Lật mép vải lưỡi gà và đầu trụ tay nhỏ sang mặt phải tay áo, kéo trụ tay nhỏ che kín góc và may chặn lưỡi gà.
Bước 5: May tra thép tay lớn.
- Cho nẹp trụ cặp vào 0,5cm đường xẻ bên mang tay lớn, sao cho trụ thẳng canh sợi vải với tay áo, mép trong của trụ le ra hơn lớp ngoài 0,1cm;
Bước 6. Hoàn thiện sản phẩm
- Cắt sạch đầu chỉ thừa; - Ủi phẳng thép tay.
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ngừa
Sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa