BÀI 7: MAY ÁO SƠ MI NAM Mã bài: 512660

Một phần của tài liệu Giáo trình may áo sơ mi nam nữ (Trang 75 - 82)

- Mí thép tay mặt dướ

5. Quy trình lắp ráp

BÀI 7: MAY ÁO SƠ MI NAM Mã bài: 512660

Mã bài: 5126600507

Phan Thị Hồng Dung, Huỳnh Thị Mỹ Hạnh

GIỚI THIỆU

Áo sơ mi nam là trang phục rất phổ biến, phù hợp với nam ở mọi lứa tuổi. Bài học này sẽ trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng về may áo sơ mi nam. Trong q trình học tập địi hỏi người học phải có thái độ chấp hành nội quy học tập, tác phong nhanh nhẹn và phương pháp học tập chủ động tích cực làm việc, nghiên cứu và sưu tầm các mẫu thiết kế mới.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mơ tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo sơ mi nam thông thường;

- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo sơ mi nam;

- Lập được bảng thống kê số lượng các chi tiết chuẩn bị cho quá trình may;

- Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nam;

- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;

- Đảm bảo định mức thời gian và an tồn trong q trình luyện tập.

NỘI DUNG

1. Đặc điểm hình dáng

- Áo sơ mi nam dài tay cổ đứng, chân rời;

- Thân trước bên trái có một túi ốp ngồi khơng nắp; - Thân sau cầu vai rời (2 lớp), có xếp ly hai bên; - Thép tay chữ Y, măng sét tròn, xếp ly tay; - Lai ngang hoặc lai bầu.

2. Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Quy cách

- Đường may mí 0,1 cm; - Đường may diễu 0,5 cm;

- Nẹp bên trái kiểu nẹp lật, đường may diễu 0,5 cm; - Đường sườn vai, sườn áo may 1 cm;

- Tra tay, tra cổ 0,7 – 1 cm; - May lai 1,5cm .

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Áo may xong phải đúng dáng, đúng thông số và đúng quy cách đã quy định;

- Đường may phải êm phẳng, thẳng đều, không bỏ mũi, sùi chỉ, không nối chỉ ở mặt ngoài sản phẩm;

- Áo may xong phải phẳng;

- Các chi tiết đối xứng phải bằng nhau;

- Sản phẩm may xong phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết

Stt Tên chi tiết Số lượng Ghi chú

1 Thân trước 02 Đối xứng nhau, canh sợi dọc

2 Thân sau 01 Canh sợi dọc

3 Tay áo 02 Đối xứng nhau, canh sợi dọc

4 Tuí áo 01 Canh sợi dọc

5 Cầu vai 02 Canh sợi ngang

6 Lá cổ 02 Canh sợi dọc

7 Chân cổ 02 Canh sợi dọc

8 Măng sét 04 Canh sợi dọc

9 Trụ tay 02 Đối xứng nhau , canh sợi dọc

10 Keo lá cổ 01 Keo vải

11 Keo chân cổ 01 Keo vải

12 Keo măng sét 02 Keo vải

5. Quy trình lắp ráp

5.1. Chuẩn bị

- Sang dấu các chi tiết: Túi, nẹp, điểm xếp ly cầu vai, xẻ cửa tay theo quy cách.

+ Dùng phấn sang dấu vị trí túi trên mặt phải thân áo bên trái; + Gấp nẹp vào mặt trái theo đường bẻ nẹp;

+ Bấm đánh dấu chữ V nhỏ 0.3cm tại điểm giữa cầu vai và thân sau, bấm dấu điểm xếp ly chân cầu vai;

+ Đánh dấu điểm xẻ cửa tay ở mang tay sau;

+ Ép keo các chi tiết: Ép keo vào mặt trái của các chi tiết: lá cổ ngoài, chân cổ trong, măng sét ngoài, thép tay.

5.2. Trình tự may

Bước 1: Ủi keo vào nẹp áo

- Đặt mặt keo vào mặt trái nẹp áo;

- Vặn bàn ủi ở nhiệt độ thích hợp. Ủi cho keo bám chắc vào vải.

Bước 2: May nẹp áo

- May theo đường ủi gấp nẹp.

Bước 3: May túi vào thân trước

- Vị trí túi: Từ cạnh đầu vai con (thành phẩm) đo xuống 18-21cm. Túi nằm cách cạnh ngoài nẹp áo 5,5-6,5cm (túi nằm bên thân trước trái);

- Ủi miệng túi, thân túi: Đặt mặt trái của thân túi quay lên trên, đặt rập túi thành phẩm ,ủi miệng túi theo rập về mặt trái. Đặt rập thành phẩm lên túi sát với cạnh miệng túi, cách đều xung quanh mép vải 1cm và ủi định hình miệng túi theo rập;

- May miệng túi: Gấp mép miệng túi vào mặt trái, bản to miệng túi 2,5 -3cm, may mí ngầm;

- May thân túi: Thân áo để dưới, mặt phải quay lên, úp mặt trái thân túi vào mặt phải thân áo, gấp mép xung quanh thân túi theo đúng dấu thiết kế, may mí xung quanh thân túi 0.1cm. Miệng túi chặn vng góc.

trùng nhau may cách đều mép 1cm;

- Mí cầu vai: Lật cầu vai lên phía trên, cạo hoặc ủi cho sát đường may, mí 1mm lớp cầu vai ngồi (khơng diễu lên lớp cầu vai trong).

Bước 5: May lộn vai con

- Đặt hai thân trước lên thân sau theo đường ráp vai con, hai mặt trái úp vào nhau. Cuộn toàn bộ thân áo lên đến cầu vai, lộn lớp cầu vai ra mặt trái và xếp cho đường vai con của cầu vai trùng với vai con của thân áo;

- Ráp vai con cách mép vải 1cm ; - Lộn cầu vai ra mặt phải ;

- Cạo hoặc ủi cho sát đường ráp vai con, diễu vai con 0,1cm.

Bước 6: May cổ áo ( Trình tự may cổ đứng chân rời có dựng)

- May lộn lá cổ; - Cắt, gọt, lộn lá cổ; - May diễu lá cố; - May bọc chân cổ; - May cặp lá ba;

- May cổ áo vào thân áo.

Bước 7: May tay áo

- May thép tay rời ( Trình tự may thép tay 2 viền); + Ủi bẻ thép tay lớn;

+ May viền thép tay nhỏ;

+ May thép tay lớn đồng thời chặn xẻ cửa tay. - Tra tay:

+ Tay để dưới, thân áo để trên, hai mặt phải úp vào nhau, may một đường cách đều mép 0.7cm.

Bước 8: May sườn áo, sườn tay

- Hai mặt phải úp vào nhau, Đặt bằng mép, may cách đều 1cm; - Đường can vòng nách và tay phải gặp nhau và lật về phía tay.

Bước 9: May tra măng sét vào tay áo ( Trình tự may măng sét)

- Tra măng sét.

Bước 10: May lai áo

- Bẻ lai áo vào mặt trái lần thứ nhất 0.6cm, lần thứ hai 1cm. May mí cách đều mép 0.8cm.

Bước 11: Thùa khuy, đính cúc, ủi hồn thiện sản phẩm

- Lấy dấu các vị trí thùa khuy theo mẫu; - Thùa khuy theo dấu;

- Lấy dấu vị trí đính cúc;

- Đính cúc theo vị trí đã lấy dấu;

- Vệ sinh cơng nghiệp: Cắt chỉ, làm sạch sản phẩm;

- Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra thơng số, các đường may, các vị trí đối xứng;

- Ủi hồn thành sản phẩm.

6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Sai hỏng Nguyên nhân Phòng ngừa

Các đường may nhăn dúm.

Điều chỉnh lực căng của chỉ, mật độ mũi may chưa phù hợp.

Cần thử chỉ, chỉnh chỉ trước khi may vào sản phẩm.

Hai lớp cầu vai không êm phẳng.

- Hai đường vai của 2 lớp cầu vai khơng trùng khít; - Đường may khơng chính xác theo dấu thiết kế.

- Sang dấu đường sườn vai trên 2 lớp cầu vai trước khi may;

- Tháo ra may lại. Vòng nách thân áo

bị nhăn.

Khi may không bai phần vịng nách thân áo có canh sợi dọc.

Khi tra tay nên để tay ở dưới, thân áo ở trên, phần dọc vải ở vòng nách thân áo phải hơi kéo so với tay áo.

Cổ tra không cân đối

Không lấy dấu 3 điểm kỹ thuật khi tra.

Lấy dấu và tra đúng 3 điểm kỹ thuật.

Vòng cổ thân áo bị bai hoặc cầm.

Lá cổ dài hơn hoặc ngắn hơn so với vòng cổ thân áo.

Khi may xong đường sườn vai phải may giữ vòng cổ rồi đo vịng cổ thật chính xác để lấy thông số cắt cổ áo.

Thực hành may áo sơ mi nam dài tay cổ đứng chân rời

7.1. Chuẩn bị

- Các chi tiết bán thành phẩm: theo bảng thống kê + Kiểm tra số lượng các chi tiết bán thành phẩm;

+ Kiểm tra chất lượng: màu sắc, loang ố, sai màu, thủng ráp, lỗi sợi; + Kiểm tra kích thước bán thành phẩm;

+ Kiểm tra sự bằng nhau giữa các chi tiết; + Vắt sổ các chi tiết. - Phụ liệu may: + Nút; + Keo cổ; + Keo mỏng hạt; + Chỉ. - Dụng cụ thiết bị may: + Máy may, máy vắt sổ;

+ Bàn ủi, gối ủi, kéo, kéo bấm chỉ, thước, phấn.

Một phần của tài liệu Giáo trình may áo sơ mi nam nữ (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)