Cấu tạo chung

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị may (Trang 40 - 41)

2. Máy vắt sổ

2.1. Cấu tạo chung

Các cụm chi tiết của máy vắt sổ cơ bản giống như máy may về chức năng và nhiệm vụ. Một số cơ cấu của máy may vắt sổ:

2.1.1. Cơ cấu trụ kim.

- Kim máy: Ký hiệu của kim máy vắt sổ là DC. Nhìn chung cấu tạo của kim máy vắt sổ giống như kim máy may thơng thường nhưng nếu hai kim có cùng đường kính thân kim thì kim vắt sổ có phần mũi kim dài hơn kim may thường nhưng tồn bộ chiều dài kim thì ngắn hơn kim máy may thơng thường.

- Trụ kim:

+ Hành trình hoạt động của trụ kim ngắn hơn so với các loại máy may khác.

+ Trụ kim chuyển động tịnh tiến theo phương nghiêng một góc 23- 300 so với mặt phẳng thẳng đứng.

+ Nếu trụ kim gắn một kim, vị trí lắp kim thường nằm ngay trên trụ kim. Nếu trụ kim gắn hai kim phải có giá bắt kim, khi khoảng cách hai kim thay đổi thì phải thay giá bắt kim, mặt nguyệt, chân vịt đồng bộ.

2.1.2. Cơ cấu cị (móc)

Bao gồm cơ cấu móc chỉ trên và cơ cấu móc chỉ dưới, tùy thuộc vào loại mũi may hoạt động của móc chỉ trên và chỉ dưới khác nhau, quan hệ giữa chuyển động của hai móc chỉ phụ thuộc vào nhau.

2.1.3. Cơ cấu xén mép vải

Đặc điểm của đường may vắt sổ thực hiện ngay sát mép ngoài của nguyên liệu nên hệ thống dao xén có nhiệm vụ xén mép vật liệu, tạo đường may ôm sát mép vật liệu làm mép vật liệu gọn đẹp. Hệ thống dao xén gồm 2 dao, dao cố định nằm phía dưới và dao di động nằm phía trên.

2.1.4. Cơ cấu dịch vải

Đường vắt sổ thực hiện ở mép cắt của vật liệu, độ ổn định của mép vật liệu không tốt nên vật liệu rất dễ bị co dãn. Khi vắt sổ đường cong, đường vắt sổ thường không bám sát mép vật liệu. Để khắc phục hiện tượng này hầu hết các máy vắt sổ có cơ cấu dịch chuyển vải bằng răng cưa lệch bước. Hai răng cưa được gắn trên hai cầu răng cưa riêng biệt có bước đẩy khác nhau. Răng cưa phía sau gọi là răng cưa chính, bước đẩy của răng cưa này quyết định chiều dài mũi may . Răng cưa phía trước ( răng cưa gần người cơng nhân) gọi là răng cưa phụ và có bước đẩy lớn hơn răng cưa chính để bù lại lượng dãn của vật liệu. Trong những trường hợp riêng có thể chỉnh theo loại vải hoặc đặc điểm của đường vắt sổ.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị may (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)