THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu P dạy THÊM bài 2 kết nối (Trang 107 - 112)

Nội dung 1: Ôn tập biện pháp tu từ

Bài 1: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ điệp ngữ trong các đoạn thơ sau:

a. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

b,Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dịng sơng đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi)

c.

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

Gợi ý:

a. Điệp ngữ: “Muốn làm” 3 lần lặp lại

Tác dụng: + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc lưu luyến khơng muốn rời xa Bác, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ của nhà thơ. + Giọng thơ tha thiết, xúc động

b. Điệp ngữ : “của chúng ta” 2 lần, điệp từ “Những” 3 lần

Tác dụng: + Tạo âm hưởng, nhịp điệu nhanh, khỏe khoắn.

+ nhấn mạnh cảm xúc vui tươi ,hồ hởi của tác giả khi đất nước giành được độc lập, niềm vui của những con người sống trong chế độ mới

c. Điệp ngữ: “rất lâu” 2 lần; “khăn xanh” 2 lần

+ Tạo âm hưởng cho câu thơ

Bài 2: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu sau:

a) Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao) b)

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

c)

Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

(Tố Hữu) d) Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Tố Hữu) e) Uống nước nhớ nguồn

Gợi ý trả lời a)Ẩn dụ : thuyền, bến

Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi  biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay) Bến : vật cố định  tình cảm thủy chung của người con gái

Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái

b) Ẩn dụ: Mận, đào, vườn hồng.

Một phần của tài liệu P dạy THÊM bài 2 kết nối (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(185 trang)