Mục tiêu kinh doanh công ty trong tương lai

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty CPĐT XD TM gia khánhư (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu kinh doanh công ty trong tương lai

4.1.1. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong tương lai*) Phương hướng kinh doanh của công ty *) Phương hướng kinh doanh của công ty

Trong thời gian tới, với chiến lược kinh doanh xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế của công ty, công ty đưa ra các phương hướng hoạt động sau:

Hoạt động nhập khẩu, đây là hoạt động chủ yếu của công ty, trong tương lai cơng ty vẫn tiếp tục duy trì và hồn thiện dần quy trình thực hiện hoạt động này sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Về thị trường nhập khẩu, cơng ty tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn cho mình nhà cung cấp hàng đảm bảo chất lượng, uy tín và hiệu quả. Trong tương lai cơng ty tìm kiếm nhiều nhà cung cấp hàng hóa khác nhau, mở rộng thị trường nhập khẩu, cho mình nhiều cơ hội lựa chọn.

Về quan hệ kinh doanh, một mặt cơng ty duy trì và củng cố quan hệ hiện có với các đối tác cung cấp hàng, với đối tác vận chuyển, đối tác bảo hiểm. Mặt khác, cơng ty tiến hành tìm kiếm đối tác mới, lựa chọn các đối tác có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động của công ty cao nhất.

Về cơ cấu mặt hàng, ngoài sản phẩm cửa cuốn và phụ kiện hiện tại công ty đang kinh doanh, trong tương lai công ty dự định đưa vào kinh doanh, khai thác một số mặt hàng lĩnh vực đã được cấp phép.

Phát triển nguồn nhân lực là một khía cạnh quan trọng của phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. Nhận thức được vai trò chất lượng nguồn nhân lực trong hiệu quả kinh doanh của công ty, trong thời gian tới công ty tiến hành áp dụng các biện pháp giúp nâng cao trình độ đội ngũ người lao động.

*) Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

Với phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lại nêu trên, cơng ty đã đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể về doanh thu cũng như lợi nhuận nhập khẩu.

Về doanh thu nhập khẩu, công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng qua các năm, giữ mức trung bình hàng năm khoảng 15%. Đây là một tỷ lệ tăng doanh thu khá hợp lý. Trong những năm qua, mức tăng doanh thu trung bình cũng đã đạt mức 12,13%. Trong thời gian tới, khi công ty nâng cao trình độ năng lực nhân viên khi các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh được cơng ty tìm kiếm và áp dụng thì tỷ lệ doanh thu nói trên là hồn tồn là có thể đạt được.

Về lợi nhuận nhập khẩu, cơng ty duy trì mức tăng lợi nhuận hàng năm đạt 20,3%. Khắc phục và xử lý tình trạng sụt giảm doanh thu của công ty trong giai đoạn vừa qua.

4.1.2. Cơ hội và thách thức trong tương lai * Cơ hội

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007 và Cơng đồng kinh tế chung ASEAN đã chính thức được thành lập ngày 31/12/2015 vừa qua công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Với chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các thị trường nhập khẩu cũng là các thành viên của WTO và ASEAN cho phép công ty tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa với chi phí thấp hơn. Ngồi ra đây cũng là cơ hội để công ty mở rộng thị trường kinh doanh nhập khẩu, cho phép cơng ty có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho công ty. Điều này là cơ sở để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

Thứ hai, khi tham gia WTO nhà nước cũng có những chính sách, chương trình làm thay đổi, nâng cao cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Nhờ đó, việc lưu chuyển hàng hóa của cơng ty cũng gặp nhiều thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hiệu quả kinh doanh tồn cơng ty nói chung.

Thứ ba, việc tham gia sân chơi quốc tế địi hỏi nhà nước phải có các chính sách kinh tế hợp lý. Sự điiều chỉnh theo hướng tích cực các chính sách kinh tế, sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nhập khẩu của cơng ty. Đây cũng có thể coi là cơ hội để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

*) Thách thức

Hoạt động ngoại thương vốn chứa đựng nhiều rủi ro, khi thị trường mở rộng các rủi ro lại tăng lên. Với hạn chế về trình độ nguồn nhân lực nói trên, cơng ty sẽ gặp phải thách thức do chính mình gây ra. Nghiệp vụ nhập khẩu cịn yếu, trình độ chun mơn khơng cao, kinh nghiệm nắm bắt và xử lý các tình huống cịn thiếu linh hoạt là các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đây cũng là thách thưc mà công ty phải đồi mặt hàng ngày.

Kinh tế phát triển, tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động kinh tế cho các chủ thể. Càng nhiều chủ thể tham gia hoạt động kinh tế thì mức độ cạnh tranh càng cao, áp lực cạnh tranh càng gay gắt, mạnh mẽ. Đây là thách thức lớn nhất buộc doanh nghiệp phải đối mặt. nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu đặt ra cho công ty. Không thực hiện được điều này, công ty sẽ bị mất dần vị thế và rất có thể bị thải loại khỏi nền kinh tế nói chung.

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty CPĐT XD TM gia khánhư (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)