3.3 .1Xây dựng giải pháp nâng cao hoạt động marketing TMĐT
3.3.1.2 Phát triển social media marketing
Để sử dụng facebook vào chiến dịch marketing TMĐT một cách hiệu quả thì khơng dễ dàng chút nào, thậm chí nếu làm khơng tốt, người dùng mạng xã hội có thể tẩy chay bạn và bạn biết hiệu ứng lan truyền nhanh đến thế nào.
Dưới đây là những kỹ thuật giúp công ty sử dụng hiệu quả trang Facebook cho 1 chiến dịch marketing TMĐT tại công ty.
* Đưa ra lý do cụ thể để khách hàng “like” trang fanpage của cơng ty
Khuyến khích khách hàng nhấn “like” bằng những phần thưởng nhỏ như: khuyến mãi gói hàng những người thường xuyên “like” status, người thứ 1000, 2000 “like”… Ngoài ra, bạn có thể trang bị những giá trị cộng thêm như:
-Bám sát chủ đề chính
Mọi người “like” trang Facebook của cơng ty vì họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, giá trị mà cơng ty cung cấp, vì vậy mọi nội dung đăng tải phải gắn liền với chủ đề chính cơng ty đưa ra. Tập trung viết mãi một chủ đề cũng khá bó hẹp nhưng đây là cơ hội để cơng ty phát huy sức sáng tạo. Sau đây là một số cách để công ty khai thác chủ đề:
+ Thông tin các sự kiện do công ty tổ chức, các sự kiện khác có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
+ Chia sẻ các clip hài hước từ Youtube có liên quan đến sản phẩm, ngành nghề mà cơng ty đang kinh doanh.
+ Khuyến khích mọi người đăng tải các câu hỏi, hình ảnh và các câu chuyện có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn lên “Wall - tường”.
+ Đăng lại các nội dung (bài viết, hình ảnh, câu truyện, link...) từng thu hút mọi người.
-Đặt những câu hỏi hay
Một trong những cách thu hút mọi người bình luận rơm rả trên Facebook là đặt ra các câu hỏi thú vị, có tính giải trí cao. Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu cho các câu hỏi là phải dễ trả lời để người đọc chỉ cần dùng một từ cũng có thể trả lời được câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích nói về mình, vì vậy cơng ty cần đặt các câu hỏi về bản thân họ để kích thích mọi người tham gia thảo luận.
- Cập nhật thông tin đi kèm với hình ảnh minh họa
Với mỗi “trạng thái” được cập nhật, bạn nên đính kèm theo một hình ảnh. Hình ảnh ln thu hút sự chú ý của người đọc hơn so với chữ viết và dễ để lại ấn tượng với người đọc. Ngược lại, những hình ảnh thiếu chỉnh chu, nhếch nhác sẽ dễ gây ấn tượng phản cảm lâu dài.
- Kết nối Facebook với website
Theo Jesse Stay, tác giả của nhiều cuốn sách viết về Facebook, cho biết: “Điều đầu tiên bạn có thể làm là kết nối Facebook với website. Việc này đơn giản có thể làm được bằng cách chèn một đoạn code lấy từ Facebook vào website. Sự kết nối này sẽ là công cụ rất hiệu quả giúp gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu”.Có rất nhiều cách để chèn Facebook vào website, nhưng cách đơn giản nhất là chèn biểu tượng “Thích” (Like) của Facebook. Biểu tượng này giúp doanh nghiệp biết chính xác số lượng fan và những ai đang là fan.
* Youtube.
YouTube là công cụ tìm kiếm lớn nhất thứ hai sau Google. Mỗi phút, có hàng trăm video được tải lên Youtube. Vì vậy, làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo video của mình có được thứ hạng tốt trên bảng xếp hạng? Đối với việc tối ưu cơng cụ tìm kiếm video, thường được gọi như video SEO. Doanh nghiệp cần xem xét các từ khóa khách hàng tìm kiếm, quan tâm tới ước muốn và nhu cầu của họ khi tìm kiếm video, từ đó có chiến lược nâng cao vị trí xếp hạng thậm chí giúp video của mình có được vị trí trên trang đầu tiên của Google và YouTube, nhưng điều
quan trọng nhất đó là xây dựng nội dung hữu ích để có cái nhìn tích cực cho người dùng hơn là tập trung vào việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.
3.3.1.3. Lựa chọn giải pháp SEO phù hợp
Công ty thường phải lựa chọn giữa 2 quyết định: tự triển khai SEO bằng nội lực của công ty hay thuê một công ty SEO hoặc người làm SEO tự do.
a. Phương án tự làm
Nếu công ty xác định SEO là chiến lược lâu dài và cần thiết phải có một đội ngũ làm SEO hiểu rõ các vấn đề cơng ty thì cơng ty có thể lựa chọn phương án tự làm SEO.
Tác giả xin đưa ra một quy trình tự làm SEO cho cơng ty gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên trong một SEO Plan (Kế hoạch làm SEO) đó là phải xác định rõ mục tiêu. Những vấn đề gì doanh nghiệp hy vọng một chiến dịch SEO sẽ mang lại? Có thể đó là tăng lượng traffic từ cơng cụ tìm kiếm, tăng doanh thu, hoặc tăng những đăng ký để nhận email …
Bước 2: Thiết lập nhân lực làm SEO
Điều này khá dể dàng nếu doanh nghiệp nhỏ chỉ có một vài nhân viên, nhân lực làm
SEO có thể chỉ cần 1, 2 người. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có quy mơ gồm nhiều phịng ban, thì cần thiết phải thiết lập một nhóm làm SEO. Một dự án SEO điển hình sẽ bao gồm sự tham gia của bộ phận Marketing, bộ phận sản xuất sản phẩm, PR và đội IT. Và nó phải được chấp nhận bởi cấp quản lý cao hơn (như Giám Đốc).
Bước 3: Chọn chiến lược và chiến thuật thích hợp
Những lưu ý khi lựa chọn chiến lược và chiến thuật SEO:
- Cơng ty có thể lựa chọn giữa SEO tổng thể hoặc SEO từ khóa. SEO tổng thể sẽ thích hợp hơn với những website bán nhiều sản phẩm, doanh nghiệp có nguồn lực mạnh để SEO được nhiều từ khóa cùng lúc.
- Các cơng cụ tìm kiếm thường hay thay đổi thuật tốn, nhưng lại ít khi cơng bố những thay đổi này. Vì thế, thay vì nghĩ đến việc làm thế nào để tăng thứ hạng
trên cơng cụ tìm kiếm thì người làm SEO cần nghĩ đến người đọc trước tiên. Đó mới chính là chiến lược phát triển lâu dài. Suy cho cùng, các thuật tốn mà Google đưa ra chỉ nhằm mục đích phục vụ người tìm kiếm một cách tốt nhất.
Bước 4: Theo dõi kết quả
Doanh nghiệp cần có kế hoạch theo dõi kết quả chặt chẽ, bởi SEO không phải là một chiến dịch ngắn hạn, mà phải mất từ 3 đến 6 tháng để bạn thấy được kết quả từ chiến dịch làm SEO của mình. Cần xác định những chỉ số KPI nào thích hợp để theo dõi và sử dụng những cơng cụ theo dõi thích hợp.
Bước 5: Điều chỉnh và lập lại chiến thuật
Sau vài tháng người làm SEO sẽ thấy được kết quả mà mình đã làm, từ đó bạn có được những đánh giá về những gì đã đạt được và những gì chưa được. Lúc này, ta sẽ loại bỏ những chiến thuật mang lại hiệu quả thấp. Người làm SEO sẽ trở lại bước 1 và xem rằng mình có nên thay đổi mục tiêu hay không? Quay lại bước 2 để xem đội làm SEO đã làm việc với nhau tốt chưa? … Liên tục đánh giá thành công và thất bại từ kết quả nhận được là thành phần xuyên suốt chiến dịch làm SEO.
b. Phương án thuê ngoài
Trong trường hợp doanh nghiệp khơng có đủ thời gian và các nguồn lực để tự mình làm SEO thì nên lựa chọn phương án th một cơng ty SEO chuyên nghiệp hoặc một người làm SEO tự do với chi phí thích hợp.
Để đánh giá dịch vụ do công ty SEO hoặc người làm SEO tự do cung cấp có chun nghiệp hay khơng, doanh nghiệp cần phải lưu ý tới những điều sau:
Xem xét hồ sơ năng lực, danh sách khách hàng của công ty SEO/ người làm SEO tự do, và những từ khóa ứng với website khách hàng đó đồng thời u cầu cơng ty SEO/ người làm SEO tự do chứng minh là họ đã SEO website đó. Đánh giá kết quả SEO trên các website đó.
Tìm kiếm thơng tin về cơng ty SEO/ người làm SEO tự do trên Internet, các bài viết ý kiến chia sẻ trên các forum xem có các cảnh báo hay khuyến cáo gì của khách hàng đã sử dụng dịch vụ tư vấn SEO của họ khơng. Thậm chí doanh nghiệp có thể tìm cách liên lạc với khách hàng của công ty SEO/ người làm SEO tự do để tham khảo xem họ có hài lịng với dịch vụ của cơng ty đó khơng
Nhìn vào các khách hàng của cơng ty SEO/ người làm SEO để đốn được một phần phân khúc khách hàng của họ, điều này cũng ảnh hưởng một phần đến việc chọn lựa dịch vụ SEO cho doanh nghiệp.
Lựa chọn những cơng ty SEO/ người làm SEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và địa bàn của doanh nghiệp.
Công ty nên yêu cầu công ty SEO/ người làm SEO giải thích kỹ thuật SEO quan trọng nhất của họ là gì. Xem xét xem cơng ty SEO/ người làm SEO đó có tuân theo nguyên tắc quản trị Trang web của Google không.
Nên yêu cầu công ty SEO/ người làm SEO đưa ra bản kế hoạch hành động thể hiện những thay đổi mà họ sẽ thực hiện với website của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết về các khuyến nghị và giải thích lý do cho những khuyến nghị đó. Trong quá trình sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cần phối hợp với công ty SEO/ người làm SEO chặt chẽ, yêu cầu họ cung cấp những bản báo cáo thể hiện tiến độ mà website của doanh nghiệp đang đạt được.
3.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, năng lực của con người là vơ hạn. Vì vậy địi hỏi doanh nghiệp cần có những chính sách quan tâm phù hợp tới đội ngũ nhân viên nói chung và nhân viên TMĐT nói riêng. Cần thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng marketing TMĐT, kỹ năng mềm, kiến thức tin học… để nâng cao trình độ nhân lực, đồng thời phổ biến tới nhân viên vai trị quan trọng của TMĐT nói chung và marketing TMĐT nói riêng giúp nhân viên có cái nhìn tích cực về TMĐT.
Cơng ty nên có một phịng chun trách về các hoạt động marketing TMĐT để thường xuyên cập nhật những giải pháp mới giúp nâng cao hoạt động marketing TMĐT cho công ty.
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan nhà nước
TMĐT chỉ có thể tồn tại và phát triển tại một quốc gia khi tính pháp lý của nó được thừa nhận. TMĐT xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm nhưng tận cuối năm 2005, đầu 2006 mới xuất hiện những bộ luật về TMĐT. Sự chậm trễ trong khâu ban hành luật vơ hình chung đã đẩy sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam chậm lại vài năm. Trên thế giới, TMĐT đã là một phần không thể thiếu trong đời sống kinh
doanh thì tại Việt Nam, dịch vụ này cịn gặp quá nhiều trở ngại. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, sự đầu tư đúng mực của Chính phủ, chiến lược tăng trưởng của các doanh nghiệp, TMĐT được xem là ngành có nhiều tiềm năng thu về lượng lợi nhuận khổng lồ cho nước nhà trong tương lai.
Muốn tăng niềm tin, xóa bỏ tâm lý e ngại của khách hàng khi tiến hành giao dịch trực tuyến thì cần hồn thiện hạ tầng pháp lý về TMĐT tại Việt Nam và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật này. TMĐT là một lĩnh vực dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, vì vậy để các văn bản quy phạm pháp luật có thể đi vào cuộc sống thì các cơ quan nhà nước cần nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để phát triển ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Nhà nước cần nhanh chóng triển khai trên diện rộng một số dịch vụ cơng như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử để mọi người thấy được sự tiện ích, nhanh chóng của các ứng dụng TMĐT trong đời sống. Đồng thời, nhà nước cũng cần rà soát để loại bỏ những quy định chưa hợp lý, những kẽ hở trong các văn bản pháp lý; sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết nhằm xóa bỏ sự phân biệt giữa giao dịch truyền thống và giao dịch điện tử.
Ngồi ra, TMĐT là hoạt động có liên quan đến sự quản lí của nhiều bộ, ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định…Việc mỗi bộ ban hành một quy định riêng nhưng khơng đồng bộ, thậm chí cịn mâu thuẫn với nhau đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho hoạt động TMĐT. Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng các công cụ marketing TMĐT trong việc giới thiệu sản phẩm cũng như quảng bá doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì cần sự hỗ trợ về luật pháp, về cơng nghệ, về tài chính… cũng như quan tâm hơn tới TMĐT nói chung và marketing TMĐT nói riêng từ phía nhà nước, các bộ ban ngành liên quan đảm bảo cho TMĐT đi vào đời sống nhân dân mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Thương mại điện tử đang trở thành một xu hướng chung của thế giới. Khơng nằm ngồi quy luật của thời đại, các hoạt động marketing TMĐT cũng đang ngày càng ăn sâu vào chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Có thể nói rằng, marketing TMĐT có vai trị quan trọng đối với hoạt động marketing, khác với hoạt động marketing truyền thống như báo đài hay truyền hình, tính tương tác từ hai phía của internet sẽ giúp khoảng cách của doanh nghiệp và khách hàng trở nên gần nhau hơn. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, quảng bá thương hiệu hình ảnh tới khách hàng.
Trên cơ sở nhận thức lý luận chuyên ngành, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các cơng cụ marketing TMĐT của công ty cổ phần tư vấn thương hiệu và truyền thông Việt Nam, tác giả thấy rằng marketing TMĐT có vai trị quan trọng đối với cơng ty. Nhận thức được tầm quan trọng của nó nên cơng ty đã áp dụng các công cụ từ khi mới thành lập và mang lại hiệu quả tăng doanh số bán rất tốt, lượng khách hàng liên hệ với công ty, và khách hàng mua hàng từ việc biết đến công ty qua quảng cáo trực tuyến là khá đáng kể nhưng vẫn chưa phát huy tối đa hiệu lực của các công cụ này. Hơn nữa, khi mà cơ sở nhân lực cũng như vật lực về thương mại điện tử của công ty cịn hạn chế chưa sử dụng có hiệu quả được các cơng cụ marketing TMĐT. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt dộng marketing TMĐT trong cơng ty.
Với hiểu biết và năng lực có hạn của một sinh viên, tác giả mong muốn những giải pháp mình đưa ra có thể giúp cơng ty VNPACO nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có điều kiện tương tự như VNPACO có thể sử dụng các giải pháp đó để nâng cao hoạt động marketing TMĐT mà cơng ty mình đang áp dụng hoặc sẽ áp dụng trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng học phần Marketing thương mại điện tử của Khoa Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại biên soạn.
[2] Giáo trình Marketing Thương mại điện tử-TS Nguyễn Hoàng Việt - Trường Đại học Thương mại
[3] Nguyễn Bách Khoa (2003), Giáo trình marketing thương mại điện tử, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
[4] Lê Duy Hải (2009), Hoạch định chiến lược marketing điện tử tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Việt Đông Á.
[5] Đặng Hữu Hùng (2013), Hoạch định chiến lược marketing thương mại điện tử cho website xenanghangvn.com của công ty trách nhiệm hữu hạn Meditek Việt Nam.
[6] The online advertising playbook, Joe Plummer, Steve Rappaport, Taddy Hall, Robert Barocci (2007).
[7] Local Online Advertising For Dummies, Court Cunningham, Stephanie Brown (2007).
[8] Advertising on the internet, Robbin Zeff, Brad Aronson (1999). [9] Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng, Joe Vitale - Jo Han Mok (2007). [10] Beginer guide to Ecommerce, June Cambell (2008).
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
I. CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TMĐT MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Họ và tên sinh viên: Đoàn Thị Luân Lớp: K48i2
Khoa Thương Mại Điện Tử
Mục đích: Nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp
Thơng tin chung
Tên cơng ty : Công ty cổ phần tư vấn thương hiệu và truyền thông Việt Nam- VNPACO
Khách hàng : …………………………………………………………………