6. Kết cấu khóa luận
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại nhà hàng
2.2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đãi ngộ nhân lực tại nhà
hàng Long Đình, Hà Nội
2.2.2.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực a. Đãi ngộ tài chính
* Tiền lương
- Nguyên tắc trả lương:
+ Đảm bảo trả lương một cách hợp lý giữa các bộ phận khác nhau, giữa những người có thâm niên (2 năm tăng lương một lần, tùy vào chức vụ đang năm giữ mà hệ số tăng khác nhau), tay nghề khác nhau.
+ Trả lương theo đúng thời gian quy định: vào ngày 10 đến 15 hàng tháng qua hệ thống tài khoản ngân hàng Viet Nam International Bank (VIB) của mỗi cá nhân.
- Hình thức trả lương:
Nhà hàng áp dụng việc trả lương cho nhân lực theo cách:
Tiền lương = tiền lương cơ bản + lương làm thêm giờ Trong đó:
+ Mức lương tối thiểu mà nhà hàng tính cho lao động giản đơn là: 3.120.000 đồng. + Lương làm thêm giờ = tiền lương cơ bản/26 x số giờ làm thêm x 150%.
+ Lương cơ bản theo quy định = 1.200.000 x Hệ số lương dựa theo từng chức danh, thâm niên mà người lao động được hưởng.
+ 1 tháng nhân viên được nghỉ 4 ngày nên lương theo ngày công chia cho 26. + Nhân viên trong thời gian thử việc, chưa ký hợp đồng được trả 70% lương. Tiền lương của nhân viên trong nhà hàng trong 2 năm 2014 và 2015 được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 5724 triệu đồng, tức tăng 37,58%. Tổng quỹ lương tăng 21 triệu đồng, tức 7,34%. Có thể thấy tổng doanh thu tăng nhiều hơn so với tổng quỹ lương hơn 30%, điều đó cho thấy kế hoạch kinh doanh mà nhà hàng đang thực hiện và phát triền mang lại lợi nhuận nhiều hơn chi phí bỏ ra. Điều này có thể thấy rõ ở năm 2014 tỷ suất tiền lương là 1,87 còn năm 2015 là 1,46, giảm 0,41% trong khi năm 2015 số người lao động lại nhiều hơn 2014 là 3 người.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 5724 triệu đồng, tức tăng 37,58%. Tổng quỹ lương tăng 21 triệu đồng, tức 7,34%. Có thể thấy tổng doanh thu tăng nhiều hơn so với tổng quỹ lương hơn 30%, điều đó cho thấy kế hoạch kinh doanh mà nhà hàng đang thực hiện và phát triền mang lại lợi nhuận nhiều hơn chi phí bỏ ra. Điều này có thể thấy rõ ở năm 2014 tỷ suất tiền lương là 1,87 còn năm 2015 là 1,46, giảm 0,41% trong khi năm 2015 số người lao động lại nhiều hơn 2014 là 3 người.
Bảng 2.3. Bảng tiền lương và cơ cấu tiền lương nhà hàng Long Đình
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 2014 2015 (+/-) %
1 Tổng doanh thu Triệu đồng 15.228 20.952 5724 37,58
2 Tổng quỹ lương Triệu đồng 286 307 21 7,34
3 Tổng số lao động Người 51 54 3 5,88
4 Tiền lương bình quân Triệu
đồng/Người/Tháng
4,5 5,6 1,1 1,24
5 Tỷ suất tiền lương % 1,87 1,46 (0,41) -
Có thể thấy cách tính lương của nhà hàng khá hợp lý và được các nhân viên đồng tính với cách tính lương này, thế nhưng họ lại chưa thỏa mãn vì mức lương trung bình còn thấp so với các nhà hàng cùng hạng trên địa bàn Hà Nội.
* Tiền thưởng
- Hình thức trả tiền thưởng
Nhà hàng Long Đình áp dụng 2 hình thức trả tiền thưởng chủ yếu là trả theo tháng và theo năm.
+ Tiền thưởng hàng năm: áp dụng cho các nhân viên đã làm việc từ 6 tháng trở lên. Khoản tiền này còn gọi là tháng lương thứ 13, được trả vào khoảng gần tết âm lịch, được tính như sau:
Tiền thưởng = 600.000 đồng * số năm công tác * hệ số lương
+ Tiền thưởng xếp loại: Nhân viên xếp loại A sẽ được thưởng 8% lương tháng, loại B được thưởng 5% lương tháng và loại C không được thưởng. Số tiền này trả vào cuối tháng cùng với tiền lương.
Bên cạnh việc khen thưởng thì nhà hàng cũng đưa ra các hình thức kỷ luật, thơng thường là đánh vào kinh tế để tạo sự công bằng và điều chỉnh được hoạt động của nhân lực như:
+ Hình thức vi phạm nhẹ: nhân viên khơng đeo biển tên, không mặc đúng trang phục, sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, khơng ở đúng vị trí được phân cơng, nghỉ không báo trước... sẽ bị trừ vào tiền thưởng của tháng đó. Vi phạm lần thứ 1 và thứ 2 mỗi lần bị trừ 50.000 đồng, từ lần thứ 3 trở đi là 100.000 đồng/lần.
+ Hình thức vi phạm nặng như: uống rượu khi đang làm việc, gây rối ảnh hưởng đến q trình kinh doanh, cố ý khơng chấp hành nội quy của nhà hàng,... thì sẽ khơng được nhận lương của tháng đó đồng thời bị hạ cấp bậc, hạ lương hoặc nặng hơn có thể bị cho thơi việc.
- Nguồn tiền thưởng: Nhà hàng lấy từ quỹ khen thưởng dành cho cán bộ, nhân viên của nhà hàng
Nhân viên trong nhà hàng chưa hài lòng với mức thưởng của nhà hàng, chưa đa dạng về hình thức thưởng, mức tiền thưởng vẫn còn thấp.
Hiện nay nhà hàng đang áp dụng các loại phụ cấp như sau:
- Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với nhân viên ở những bộ phận có tinh thần trách nhiệm cao như: mức phụ cấp đối với tổ trưởng bộ phận là 800.000 đồng/người/tháng, các trưởng ca là 500.000 đồng/người/tháng.
- Phụ cấp đi lại: Các nhân viên đi xe máy đều được nhà hàng thanh toán lại tiền gửi xe hàng tháng do nhà hàng khơng có chỗ để xe cho nhân viên mà nhân viên phải đi gửi xe ở nơi khác với số tiền là 5.000 đồng/ca.
- Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với các nhân viên làm việc trong điều kiện vất vả, nặng nhọc, độc hại như bếp, tạp vụ,... Mức phụ cấp là 150.000 đồng/người/tháng.
- Nhân viên đi làm vào các ngày nghỉ hàng tuần được trả theo mức lương của ngày thường. Nhân viên đi làm vào ngày nghỉ lễ theo quy đinh được trả bằng 300% mức lương ngày thường.
* Trợ cấp
Nhà hàng có một số loại trợ cấp như sau:
- Trợ cấp giáo dục: là khoản trợ cấp dành cho những nhân viên đi học các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề với số tiền tương ứng từ 60-100% giá trị khóa học hoặc bồi dưỡng ngoại ngữ từ 3-6 triệu đồng.
- Trợ cấp cho nhân viên nghỉ sinh con là 1 triệu đồng. - Trợ cấp cho gia đình gặp hồn cảnh khó khăn.
* Phúc lợi
Nhà hàng có một số loại phúc lợi như:
+ Nhân viên được nghỉ 1 ngày 1 tuần do đặc điểm lao động trong nhà hàng là phải làm việc chia theo ca. Nhà hàng có quy định cho nhân viên số ngày nghỉ ốm, nghỉ sinh con, nghỉ ma chay, cưới hỏi,...
+ Trong mỗi ca làm việc nhân viên được phục vụ 1 bữa ăn tại bếp ăn của nhân viên, mỗi suất ăn trị giá 25.000 đồng.
+ Nhà hàng chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho nhân viên và làm thủ tục thanh toán với các quỹ bảo hiểm.
b. Đãi ngộ phi tài chính
* Đãi ngộ thông qua công việc
- Nhà hàng tạo cho nhân lực công việc thường xuyên, ổn định với mức lương phù hợp: Nhờ các chiến lược kinh doanh hợp lý, các chương trình marketing quảng cáo rộng rãi mà hiệu quả kinh doanh của nhà hàng luôn được gia tăng, lượng khách đến với nhà hàng cũng được duy trì ở mức ổn định và thường xuyên tăng vọt vào chính vụ, nhờ vậy mà mang lại cơng việc thường xun cho nhân viên.
- Bố trí, sử dụng nhân lực phù hợp chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm: Phần lớn nhân lực lao động trực tiếp khi được tuyển dụng vào nhà hàng đều phải thử tay
nghề ở bộ phận mình làm việc, ngồi ra trong q trình làm việc nếu nhân viên đó cảm thấy khơng phù hợp làm việc ở vị trí hiện tại mà muốn chuyển sang vị trí khác thì đều được nhà quản trị cất nhắc, xem xét, nếu làm tốt sẽ cho làm việc chính thức tại vị trí đó. Ngồi ra, đối với các vị trí như tổ trưởng, trưởng ca, quản lý, giám sát,... họ đều phải có trình độ cao đẳng trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận tương ứng.
- Quan tâm đến vai trò của nhân lực trong quá trình làm việc: Trong quá trình làm việc, trưởng ca và quản lý thưởng xuyên theo dõi, giám sát để nhắc nhở nhân viên khắc phục sai sót, tránh ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhờ vậy mà nhân viên có thể được đào tạo tay nghề ngay trực tiếp tại chỗ mà không cần phải đi đâu xa, tiết kiệm thời gian và chi phí.
* Đãi ngộ thơng qua môi trường làm việc
- Đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động: Nhân viên trong nhà hàng đều được trang bị các vật dụng cần thiết như găng tay, đồng phục, đồ bảo hộ lao động,... để nhân viên có thể an tâm trong q trình làm việc.
- Nhà hàng còn quan tâm đến các phong trào vui chơi tập thể cho nhân lực: + Hàng năm nhà hàng tổ chức cho nhân viên đi tham quan, nghỉ mát tại một số địa điểm du lịch như Sầm Sơn, Hạ Long, Đà Nẵng,... Thời gian tổ chức được bố trí hợp lý, chia làm 2 đợt để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nhân viên có thể đưa gia đình đi cùng, chi phí phải đóng cho mỗi suất đi thêm chỉ bằng ½ số tiền 1 suất thơng thường.
+ Ngồi ra vào dịp cuối năm nhà hàng còn tổ chức tiệc liên hoan “Staff Party” dành cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong nhà hàng, tạo thời gian vui chơi, thư giãn sau suốt 1 năm làm việc vất vả.
2.2.2.2. Triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực
Để thực hiện tổ chức đãi ngộ nhân lực, tại nhà hàng Long Đình, ban giám đốc phân cơng cho phòng nhân sự, phòng kế tốn, trưởng các bộ phận, giám sát bộ phận, trưởng ca có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
- Phòng nhân sự có trách nhiệm theo dõi ngày cơng làm việc của nhân viên, chấm công, lên bảng lương và gửi cho phòng kế toán để chi trả cho nhân viên.
- Trưởng các bộ phận, giám sát bộ phận, trưởng ca cũng phải có trách nhiệm theo dõi q trình làm việc thực tế của nhân viên, nắm được mức độ hồn thành cơng việc, thành tích hay sai phạm, chuyển lên phòng nhân sự giải quyết.
Các tiêu chi đánh giá nhân lực do nhà hàng đề ra gồm 5 tiêu chí: Chức vụ; thời gian làm việc; thái độ chấp hành kỷ luật, nội quy nhà hàng; thái độ tham gia các hoạt động khác; mức độ hồn thành cơng việc.
Ban giám đốc nhà hàng Long Đình còn đưa ra những văn bản hướng dẫn nhân viên để họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình cần thực hiện, có mức thưởng phạt rõ ràng với mỗi vị trí, chức danh hay với mỗi bộ phận. Ngồi ra các văn bản còn để nhân lực thường xuyên theo dõi, giảm sát được việc thực hiện đãi ngộ nhân lực tại bộ phận của mình có đúng khơng.
2.2.2.3. Kiểm tra đánh giá đãi ngộ nhân lực
Tại nhà hàng Long Đình, trưởng phòng nhân sự là người có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực của nhà hàng, vì vậy thường xuyên phải nắm được tiến độ của việc thực hiện đãi ngộ nhân lực, theo dõi việc đánh giá nhân lực có nghiêm túc, chính xác, đầy đủ hay khơng. Ngoài ra, phòng nhân sự cũng thu thập ý kiến phản hồi của nhân viên, của các tổ trưởng, trưởng ca, những người có trách nhiệm để tổng hợp các ý kiến, xem còn vấn đề gì chưa thỏa đáng cần được khắc phục hay cần được phát huy, từ đó hồn thiện hơn chính sách đãi ngộ nhân lực của nhà hàng. Thế nhưng, việc thực hiện các công việc trên của bộ phận nhân sự vẫn chỉ diễn ra mang tính hình thức, chưa đem lại kết quả như mục tiêu mà chính sách đãi ngộ nhân lực hướng tới.
Để đảm bảo việc triển khai thực hiện đãi ngộ nhân lực được diễn ra cơng bằng, chính xác, vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, nhà hàng đều tiến hành họp giao ban với sự tham gia của giám đốc, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kế toán cùng các tổ trưởng, trưởng ca, giám sát bộ phận. Tại đây họ đều đưa ra các ý kiến xem trong tuần qua nhà hàng, bộ phận của mình còn tồn tại những vấn đề gì chưa giải quyết được, mục tiêu, kế hoạch cần làm trong tuần tới, từ đó ban giám đốc sẽ xem xét và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, các nhà quản trị cũng trực tiếp xuống các bộ phận để kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức đãi ngộ nhân lực của các cá nhân và của phòng nhân sự, xem có đúng tiến độ và yêu cầu đề ra hay khơng, phát hiện sai sót, nguyên nhân và tiến hành điều chỉnh kịp thời.
Có thể nói việc đánh giá đãi ngộ nhân lực tại nhà hàng Long Đình vẫn chưa được xát xao, kịp thời. Thế nhưng vẫn có những mặt tích cực như đảm bảo được tính cơng bằng trong việc chấm công, tuyên truyền đầy đủ thông tin mà nhân lực cần nắm rõ. Ngoài ra, việc đánh giá của nhà hàng vẫn chỉ mang tính hình thức như đánh giá năng lực làm việc, khả năng đóng góp của nhân viên định kì hàng tháng chỉ qua loa đại khái. Vì thế mà bộ phận nhân sự cần đưa ra những biện pháp để có thể khắc phục những tình trạng còn đang tồn tại tại nhà hàng.