TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Một phần của tài liệu Giáo án Tin 11 (Trang 49 - 54)

- Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự.

- Kiểm tra bài cũ: Khai báo bản ghi HocSinh gồm các thông tin: Hoten, Ngaysinh, Gioitinh, diem thi của 5 môn học: Toan, Van, Anh, Tin, Hoa

- Bài giảng:

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Hđ1:

Hình thức : giới thiệu & vấn đáp

Tất cả các dữ liệu đều đựoc lưu trong Ram nên khi tắt máy thì dữ liệu sẽ bị mất. Do vậy khi cần lưu trữ để xử lý nhiều lần cần phải có kiểu dữ liệu tệp(file)

Nội dung : Xét theo cách tổ chức dữ liệu thì có 2 loại tệp: tệp văn bản và tệp có cấu trúc.

Hđ2: Qua cách thức truy cập có thể phân tệp em hiểu thế nào về Tệp truy cập tuần tự vàTệp truy cập trực tiếp?

Hđ3: Hai thao tác cơ bản đối với tệp đó là gì? Để thao tác được với tệp người lập trình ta cần phải làm gì?

* Khác với mảng, số lượng phần tử của tệp không cần xác định trước.

1.vai trò của kiểu tệp :

• Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài (dĩa từ,CD,…) và không bị mất khi tắt nguồn điện.

• Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa

2.Phân loại tệp và thao tác với tệp:

a)

Phân loại tệp:

* Xét theo cách tổ chức dữ liệu thì có 2 loại tệp

• Tệp văn bản là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII. Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tạo thành một dòng

• Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

*Xét theo cách thức truy cập có thể phân tệp thành 2 loại:

• Tệp truy cập tuần tự

• Tệp truy cập trực tiếp

b)

Thao tác với tệp: Hai thao tác cơ bản đó là đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp. thao tác đọc/ghi với tệp được thực hiện với từng phần tử của tệp.

IV.Củng cố và dặn dò:

• Học bài và ghi nhớ Vai trò cuả kiểu tệp, phân loại được tệp và cách thức truy cập tệp.

Ngày soạn:

TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP

Bài 15: THAO TÁC VỚI TỆP

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.Kiến thức :

oBiết được cách khai báo tệp.

oThực hiện các thao tác với tệp như : gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản và đóng tệp.

2.Kỹ năng:Thao tác với tệp văn bản. 3.Thái độ: Hiểu đúng, chính xác về tệp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Giáo viên: - SGK, giáo án, những ví dụ đơn giản.

-Phòng máy, máy chiếu và phần mềm ngôn ngữ lập trình pascal 2. Học sinh: SGK,chuẩn bị bài cũ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

-Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự.

oKiểm tra bài cũ:

- Vai trò của tệp.

- Phân loại tệp và các thao tác với tệp.

oBài giảng:

Hoạt động 1:

Hình thức : giới thiệu & vấn đáp

Nội dung : Xét theo cách tổ chức dữ liệu thì có 2 loại tệp: tệp văn bản và tệp có cấu trúc.

• Hai thao tác cơ bản đối với tệp đó là gì? Để thao tác được với tệp ta cần phải làm gì?

Kiến thức : Ôn tập lại kiến thức đã học ở bài trước. Hai thao tác cơ bản đó là đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp. Cách thức để thao tác với tệp: Khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu và đóng tệp.

Hoạt động 2:

Hình thức : 2 hs/nhóm

Nội dung : Thực hiện tìm hiểu các thủ tục gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản và đóng tệp.Từ đó cho các nhóm trao đổi , thảo luận với nhau. Ghi nhớ tại buổi học các thủ tục này.

Kiến thức : Các thao tác với tệp.

• Gán tên tệp: assign • Mở tệp : +Đọc : reset + Ghi : rewrite • Đọc/Ghi dữ liệu: + Đọc: read/readln +Ghi : write/writeln • Đóng : Close. Hoạt động 3: Hình thức : cá nhân

Nội dung : Tóm tắt trình tự công việc khi muốn thao tác với tệp. Cụ thể ra sao ? • Kiến thức : Trình tự: 1) Gắn tên tệp 2) Mởû tệp 3) Thao tác đọc/ghi 4) Đóng tệp. 1) Khai báo :

- Khai báo biến tệp văn bản có dạng:

Var <tên biến tệp>:Text;

Ví dụ:

Var tep1, tep2 :Text;

2) Thao tác với tệp:

a)Gắn tên tệp:

- Mỗi tệp dữ liệu đều có một tên tệp để tham chiếu.

Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu.

Ví dụ:’Dulieu.doc’

- Để thao tác được với tệp ta phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục sau: Assign(<biến tệp>,<tên tệp>); Ví dụ : assign(tep1,’dulieu.txt’); b)Mở tệp: - Mở tệp để ghi dữ liệu: Rewrite(<biến tệp>); Ví dụ: assign(tep3,’c:\KQ.dat’); rewrite(tep3); -Mở tệp để đọc dữ liệu: Reset(<biến tệp>); Ví dụ: Assign(tep1,’dulieu.doc’); Reset(tep1); c)Đọc/ Ghi tệp văn bản: Thủ tục đọc:

Read(<biến tệp>,<danh sách biến>); Hoặc Readln(<biến tệp>,<danh sách biến>);

Thủ tục ghi:

Write(<biến tệp>,<danh sách kết quả>); Hoặc writeln(<biến tệp>,<danh sách kết quả>);

Ví dụ:

Var tep1,tep2:Text;

Tệp1 đọc dữ liệu, tệp2 ghi dữ liệu. Read(tep1,a,b);

Write(tep2,’c =’,a+b);

* Một số hàm chuẩn thường dùng khi đọc/ghi tệp văn bản: + Hàm eof(<biến tệp>) + Hàm eoln(<biến tệp>) d)Đóng tệp: Close(<biến tệp>); Ví dụ: Close(tep1); Tóm tắt :

Bước 1:Gắn tên tệp (assign)

Bước 2:Tuỳ vào mục đích sử dụng: + Đọc : reset

+ Ghi : rewrite

Bước 3: Thực hiện đọc/ ghi dữ liệu: +Đọc : read(readln)

+ Ghi : write(writeln) Bước 4: Đóng tệp (Close)

IV.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:

- Học bài và ghi nhớ các thủ tục thao tác với tệp. - Làm thế nào để thao tác với tệp.

- Xem trước 2 ví dụ của bài tiếp theo về thao tác tệp để buổi học sau đạt kết quả hơn.

Ngày soạn:

Bài 16: VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

4. Kiến thức: Hiểu các thao tác cơ bản làm việcvới tệp gồm gắn tên tệp, mở và đóng tệp, đọc/ghi dữ liệu từ tệp

5. Kỹ năng: có thể vận dụng kiến thức để tạo chương trình đọcdữ liệu từ một tệp hoặc lưu trữ dữ liệu trên tệp .

6. Thái độ: Hiểu đúng, chính xác về tệp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

3. Giáo viên: SGK, giáo án, một số ví dụ về tệp. 4. Học sinh: SGK,chuẩn bị bài cũ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

- Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự.

- Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết vai tròvà phân loại tệp ?

- Bài giảng:

Hđ1: Đọc kĩ 2 ví dụ trong SGK trang 87 và theo dõi chương trình trong sách.

GV gọi HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu công thứctính khoảng cách giữa 2 điểm khi biết tọa độ 2 điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Hđ2: Đọc chương trình bên :

Hãy cho biết câu lệnh ghi dữ liệu vào tệp là câu lệnh số mấy?

Câu lệnh số 8 có ý nghĩa gì?

Câu lệnh số 11, 12 có ý nghĩa gì?

Hãy cho biết câu lệnh đọc dữ liệu vào tệp là câu lệnh số mấy?

Hđ3: Đọc ví dụ 2 trang 87và xem sơ đồ cách mắc điện trở trang 88

GV:Gọi HS nhắc lại công thức tính điện trở tương đương của 2 điện trở mắc nối tiếp và mắc song song?

HS: Trả lời

GV:Nhận xét và hoàn chỉnh công thức tính điện trở tương đương.

Hđ 4:GV hỏi HS trả lời

Hãy cho biết câu lệnh ghi dữ liệu vào tệp là câu lệnh số mấy?

Câu lệnh số 10 có ý nghĩa gì?

Câu lệnh số 11-> 15 làm cái gì?

Câu lệnh số 16 có ý nghĩa gì?

Nếu không có cau lệnh số 8 thì điều gì xảy ra?

Tại sao phải có câu lệnh 19 ?

Hãy cho biết câu lệnh đọc dữ liệu vào tệp là câu lệnh số mấy?

Ví dụ 1: SGK trang 87 1. Program khoang_cach; 2. Var d: real; 3. F:text; 4. x, y: integer; 5. Begin 6. Assign (f,’Trai.txt’); 7. Reset(f);

8. While not eof (f) do9. Begin 9. Begin

10. Read(f ,x , y);

11. D:= sqrt( x*x +y*y);

12. Writeln(‘ khoang cach:’, d:10:2); d:10:2); 13. End; 14. Close(f); 15. End. Ví dụ 2: SGK trang 87 1. Program Dien_tro;

2. Var a:array[1..5] of real;R1,R2,R2: real; R1,R2,R2: real; I:integer; F1,F2 :text; 3. Begin 4. Assign (F1,’RESIST.DAT ‘); 5. Reset(F1); 6. Assign (F2,’RESIST.EQU ‘); 7. Reset(F2);

8. While not eof (F1) do9. Begin 9. Begin 10. Readln(F1,R1,R2,R3); 11. a[1]:= R1* R2* R3/(R1* R2 + R1* R3 + R2 * R3); 12. a[2]:= R1* R2/(R1+ R2 ) + R3; 13. a[3]:= R1* R3/(R1+R3) +R2; 14. a[4]:= R2* R3/(R2 +R3 )+ R1; 15. a[5]:= R1+R2+R3;

16. for i:=1 to 5 do Write(F2,a[i]:9:3,’ ’);

17. writeln(F2);

18.End;

19.Close(F1);close(F2);20.End. 20.End.

IV.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:

- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 89 - Xem trước chương VI bài 17

Một phần của tài liệu Giáo án Tin 11 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w