(Samuel, 2015)
Tuy tai người có thể nghe được ở tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, nhưng tần số để giao tiếp của giọng nói người trong xã hội chủ yếu tập trung ở dãy tần số từ 500 Hz đến 4000 Hz. Các nguyên âm, phụ âm, các từ của mỗi ngơn ngữ đều có tần số và cường độ đo được. Khi khiếm thính ở tần số nào thì các âm thanh, lời nói, từ ngữ ở tần số đó sẽ trở nên khó nghe, khó phân biệt giữa các từ. Hình 3.2 minh họa về tần số, cường độ những âm thanh quen thuộc hàng ngày.
3.1.4.Máy trợ thính
Định nghĩa máy trợ thính.
Máy trợ thính là một thiết bị âm điện tử (electroacoustic) dùng để khuyếch đại âm thanh cho người khiếm thính, làm cho âm thanh được nghe rõ hơn, lời nói dễ hiểu hơn. Máy trợ thính gồm ba bộ phận chính: thu âm, khuyếch đại âm và loa.
Phân loại máy trợ thính:
Theo vị trí đeo máy, có hai loại cơ bản:
Máy trợ thính sau tai (BTE): Dễ sử dụng, tháo lắp pin. Tính thẩm mỹ hạn chế.
Máy trợ thính trong tai (ITE): Thẩm mỹ cao. Định hướng âm thanh tốt. Kích
thước nhỏ nên bị hạn chế cơng suất cho khiếm thính mức độ nặng. Khó sử dụng với người cao tuổi.
Theo đặc điểm kỹ thuật:
Máy trợ thính kỹ thuật tương tự (analog). Đơn thuần khuyếch đại âm thanh ở
các tần số cùng mức độ. Được phát triển vào thập niên 1950. Máy chuyển đổi âm thanh thu nhận vào thành tín hiệu xung điện, khuyếch đại và đưa đến tai nghe của máy trợ thính. Máy anolog khuyếch đại tồn bộ âm thanh trong môi trường cùng một mức âm lượng. Chi phí mua máy rẻ.
Máy trợ thính kỹ thuật số (digital). Âm thanh khi máy thu vào sẽ được lập trình, tinh chỉnh và chuyên biệt hóa phù hợp với mức độ nghe kém của người khiếm thính. Máy được phát triển vào thập niên 1990. Âm thanh sau khi máy thu nhận vào sẽ được chuyển thành tín hiệu số, các dữ liệu này được xử lý chính xác. Máy có thể lập trình phù hợp với mức độ khiếm thính của từng người, ở từng mơi trường nghe khác nhau. Máy được lập trình để giảm các tạp âm, giảm âm nền giúp người khiếm thính nghe hiểu tiếng nói rõ ràng hơn trong mơi trường ồn. Chi phí mua máy cao.