Khả năng sản xuất (production capacity PC) của nhà máy:

Một phần của tài liệu TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ (Trang 28 - 29)

Khả năng nhà máy được dùng để xác định số lượng sản phẩm lớn nhất mà nhà máy (hoặc cơ sở sản xuất khác) có khả năng sản xuất với một điều kiện sản xuất nhất định, nó liên quan đến mức độ sản xuất. Điều kiện sản xuất là số ca mỗi

ngày (1, 2 hay 3), số ngày trong một tuần (hoặc tháng) mà nhà máy hoạt động, trình độ công nhân, có làm việc ngoài giờ hay không,… Coi khả năng sản xuất PC là khả năng sản xuất của một khâu hoặc một nhóm các khâu sản xuất với điều kiện nào đó. Khả năng được xác định là số lượng đơn vị hàng hóa được sản xuất mỗi tuần. Gọi W là số lượng các khâu sản xuất. Năng suất là Rp đơn vị mỗi giờ. Mỗi khâu hoạt động H giờ mỗi ca. H là thời gian trung bình không tính thời gian máy móc hư hỏng, và sửa chữa, thay thế, trì hoãn hoạt động,… thời gian chuẩn bị kết thúc được bao hàm trong Rp, theo phương trình (2.5). Gọi Sw là số ca mỗi tuần (hoặc khoảng thời gian thích hợp cho nhà máy. Khả năng sản xuất của một nhóm các khâu sản xuất như sau:

(2.9) Giả thuyết rằng giá trị của Rp là bằng nhau với mọi chi tiết được sản xuất.

Nếu nhà máy sản xuất từng đợt, mỗi sản phẩm được chuyển qua nm máy, phương trình năng suất được viết lại:

(2.10)

Một ứng dụng khác của phương trình khả năng sản xuất là dùng để xác định quỹ thời gian cần thiết để đáp ứng nhu cầu hàng tuần. Gọi Dw là mức yêu cầu hàng tuần (demand rate per week) được tính bằng số lượng đơn vị. Thay PC trong (2.10) bởi Dw và sắp xếp lại, ta được số giờ cần thiết trong mỗi tuần là:

(2.11)

Phương trình (2.11) cho thấy 3 cách khác nhau để điều chỉnh năng suất lên hoặc xuống cho thích hợp với sự thay đổi của nhu cầu hàng tuần.

1. Thay đổi số lượng các khâu sản xuất W trong phân xưởng. GVC TS. Hồng Minh Trí Trang 28 m p w n HR WS PC = p m w w R n D H WS = p wHR WS PC =

Thực hiện điều này bằng cách sử dụng thiết bị chưa sử dụng và tuyển thêm công nhân, có thể phải trang bị thêm máy mới.

2. Thay đổi số ca sản xuất Sw. Ví dụ: có thể cho phép làm vào thứ bảy. 3. Thay đổi thời gian mỗi ca H. Ví dụ: cho phép làm thêm giờ.

Trong các trường hợp năng suất máy khác nhau, các phương trình khả năng sản xuất có thể được sửa lại tùy theo yêu cầu đối với các sản phẩm khác nhau. Phương trình (2.10) được viết lại như sau:

(2.12)

Một phần của tài liệu TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ (Trang 28 - 29)