.2 Sơ đồ chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 33 - 46)

(Nguồn: Công ty Westfood)

 Phân loại và sơ chế

Sau khi nguyên liệu mua về, bộ phận kho nguyên liệu tiến hành phân loại theo kích cỡ, trọng lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Thu mua nguyên liệu

Phân loại, sơ chế

Cắt gọt

Cấp đơng hoặc vơ lon

Đóng gói

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

Nguyên liệu sau khi phân loại sẽ được đưa qua bộ phận ngâm rửa. Tại đây, trái cây sẽ được rửa sạch qua nước. Công đoạn này được thực hiện bằng tay, công nhân sơ chế sẽ cho nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành công đoạn rửa và vớt ra để ráo nước.

 Cắt gọt

Đa phần trái cây sẽ được gọt bằng thủ cơng để đảm bảo khơng bị lỗi do q trình gọt bằng máy như: bị sót vỏ, bị vỡ, dập do va chạm vào máy gọt tự động…

- Đối với khóm sẽ thêm cơng đoạn đục lõi, xây mắc, cắt khoanh, chẻ khối hình rẽ quạt, chẻ đơi cắm que hoặc khơng cắm que, chẻ 1/4 cắm que hoặc không cắm que, cắt “xí ngầu” (cắt hình hạt lựu kích cỡ 10mm x 10mm x 10mm)

- Xoài sẽ được gọt vỏ và cắt theo yêu cầu của từng loại sản phẩm: Xoài gọt vỏ để nguyên trái cắm que hay khơng cắm que, xồi má (cắt hai má bên quả xoài), xoài má 1/4 (cắt hai bên má quả xồi sau đó chẻ dọc phần má này), xoài má 1/8 (cắt hai bên má quả xồi, chẻ dọc phần má này sau đó chẻ ngang làm đơi phần vừa chẻ dọc), xồi “xí ngầu” (xồi sẽ được chẻ ra nhiều phần và cắt hạt lựu, kích cỡ 10mm x 10mm x 10mm),…

- Nếu sản xuất cocktail, nhiều loại trái cây (tùy vào yêu cầu của khách hàng về thành phần sản phẩm, như: đu đủ đỏ, đu đủ vàng, ổi, xồi, khóm,…) sẽ sẽ cắt theo kích cỡ khách yêu cầu và trộn lẫn với nhau.

- Khoai lang sẽ được gọt vỏ (đảm bảo khơng cịn rễ), cắt khoanh, cắt hạt lựu, chẻ khối (tùy vào loại sản phẩm cần sản xuất) kích cỡ 10mm x 10mm x 30mm.

- Nha đam gọt vỏ cắt thành nhiều miếng ngang, dày khoảng 5mm.

- Bắp non cắt khúc hoặc để nguyên trái. Bắp hạt đã được tách sẵn trước khi mua.

- Cơm dừa mua về đã được sơ chế và chẻ làm đôi, đến công đoạn này sẽ được gọt kỹ, bỏ đi những phần vỏ lụa cịn lại cho thật sạch và chẻ đơi lần nữa (một quả dừa sẽ được chẻ làm 4 phần, hoặc theo quy cách nhà đặt hàng yêu cầu).

- Nấm rơm được gọt chân, bốc bao (nấm trần) hoặc không bốc bao (nấm nguyên), chẻ đôi hoặc không chẻ đôi tùy vào loại sản phẩm cần sản xuất.

Sau khi phần sơ chế cắt gọt hoàn tất, các loại trái cây củ quả này sẽ được ngâm một loại hóa chất được cho phép (ở đây khơng cung cấp thành phần của hóa chất này) để bảo quản cho trái cây không bị hỏng trong một thời gian nhất định. Sau đó được “chần” qua nồi áp suất hơi để tiệt trùng và diệt khuẩn.. Quá trình “chần” này sẽ loại bỏ phần lớn các khuẩn hại đối với sản phẩm làm ra.

 Cấp đông hoặc vô lon

- Đối với hàng cấp đông: Trái cây, rau củ sau khi sơ chế cắt gọt làm sạch và “chần” xong được đưa vào buồng cấp đông để làm lạnh nhanh. Tại đây, trái cây sẽ được tiếp xúc trực tiếp với hệ thống làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp (từ -350C đến -430C) do quạt cao áp tạo thành, thổi xuyên qua bề mặt tạo thành lớp đệm gồm hàng ngàn các tia khí lạnh tốc độ cao thổi đều trên suốt bề mặt làm việc của băng tải, trong thời gian từ 13 đến 15 phút. Các sản phẩm rải kín trên bề mặt băng tải dưới tác dụng của lớp đệm các tia khí trở nên bập bùng nhấp nhơ trên suốt hành trình cấp đơng. Thời gian cấp đơng ngắn, chất lượng sản phẩm sau khi cấp đông không bị bất kỳ biến dạng nào. Sản phẩm hoàn thành đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đối với hàng vô lon: Các loại trái cây rau củ sau khi cắt gọt, sẽ được vơ lon và được rót vào một loại dung dịch nước đường và hương liệu (dung dịch này được bảo mật thành phần, gọi là “syrup”), sau đó được dập nắp. Lon sẽ được thanh trùng đảm bảo theo đúng quy định an toàn trước khi cho trái cây rau củ vào.

- Đối với pure: Các loại trái cây pure chủ yếu là xồi, đu đủ, khóm. Được xây nhuyễn và vô lon, dập nắp.

Lưu ý: Mỗi lô hàng được sản xuất trong một ngày sẽ được quy định bằng 01 số code, số code được ký hiệu bằng chính ngày đó. Số code này rất quan trọng, liên quan đến hạn sử dụng của sản phẩm.

Ví dụ: Trên thùng hàng có ký hiệu code cho hàng sản xuất ngày 10/10/2012, Số code: 10/10/2012

 Đóng gói

Về hình thức đóng gói, loại bao bì, kích cỡ hay chất lượng bao bì đều thực hiện theo yêu cầu khách hàng. Nếu khách hàng chuyển fax mẫu nhãn hiệu sang

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

cho công ty đều phải đặt in nhãn tại các cơng ty bao bì (thường đặt hàng của các cơng ty bao bì Hồng Lộc ở Cái Răng, Cần Thơ và cơng ty bao bì King Group ở Cái Tắc, Hậu Giang) để dán nhãn theo yêu cầu của khách hàng. Công ty cũng đảm bảo đúng quy cách, đạt được 3 “P” : Protection (bảo vệ được sản phẩm), Preservation (bảo quản được hàng), Presentation (trình bày đẹp).

Mặt hàng của cơng ty được chia làm 2 dạng chính là hàng đóng hộp và hàng cấp đơng nên việc đóng gói cũng có điểm khác nhau.

 Dạng đóng hộp: đối với dạng lon có 4 loại lon

- Lon số 1: Trọng lượng mỗi lon từ 1,500g - 1,800g. Mỗi thùng carton sẽ đóng 6 lon;

- Lon số 2: Trọng lượng mỗi lon từ 450g - 490g. Mỗi thùng carton sẽ đóng 24 lon;

- Lon số 3 : Trọng lượng mỗi lon từ 340g - 350g. Mỗi thùng carton sẽ đóng 12 hoặc 24 lon, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ đặt thùng carton phù hợp với số lon cần đóng;

- Lon số 4 : Trọng lượng mỗi lon từ 200g - 230g. Mỗi thùng đóng 12 hoặc 24 lon tùy theo yêu cầu của khách hàng.

 Dạng cấp đông IQF: Qui cách 10 kg/1 thùng carton

Hàng cấp đơng sẽ được gói trong bao nilon, sau đó được đóng vào thùng carton và dán băng dính theo đúng quy cách.

Sau khi đóng hàng vào thùng carton xong phải tiến hành ký mã hiệu Điển hình như:

Tạm dịch là:

IQF PINEAPPLE CHUNK 1/8 CUTS PRODUCT OF VIET NAM

NET WEIGHT 10KGS

MANUFACTURED BY West Food Company PACKING DATE: 20/5/2011

KEEP FROZEN UNDER - 180C LOT NO. : WFC001

Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ như: hàng dễ vỡ, mở chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm…

 Bảo quản

Việc bảo quản sản phẩm cấp đông sau khi hồn thành được thực hiện tại hai kho đơng lạnh của công ty. Kho được giữ ở nhiệt độ thấp (từ -250C đến dưới - 300C). Sau khi xuất hàng đóng lên container, sản phẩm phải được giữ ở nhiệt độ thấp để tránh việc hàng bị rã đông, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Đối với hàng đóng lon, sau khi dập nắp, dán nhãn, vơ thùng theo đúng quy cách thì được bảo quản tại kho thành phẩm hộp của công ty.

Ngồi những cơng việc trên đây, cơng ty cịn cần phải kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa với quy định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ,… tùy theo yêu cầu của khách hàng).

3.3.3. Nhận xét về quy trình xuất khẩu của cơng ty 3.3.3.1. Điểm mạnh

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây được thành lập tương đối sớm (năm 1992), nên có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu nơng sản và thiết lập được mối quan hệ với nhiều đối tác lớn trên thị trường nhiều nơi trong nước và thế giới. Trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cơng ty có những ưu thế sau:

- Do thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, cơng ty đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của thị trường về chất lượng. Từ đó đã xây dựng thành cơng các tiêu chuẩn về chất lượng và an tồn thực phẩm mang tính quốc tế như: tiêu chuẩn

Khóm cấp đơng cắt 1/8 Xuất xứ Việt Nam Khối lượng tịnh 10kg

Sản phẩm của công ty chế biến Thực phẩm Miền Tây Ngày đóng gói: 20/5/2011

Giữ lạnh dưới -180C Số lơ WFC001

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

về chất lượng sản phẩm (ISO 9001 : 2000), hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP), tiêu chuẩn thực phẩm tồn cầu (BRC).

- Ban lãnh đạo cơng ty có trình độ chun mơn cao về kinh nghiệm quản lý, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt đông xuất khẩu, nắm bắt thơng tin. Vì vậy, ln đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, luôn tuân thủ các quy định của Hải quan, do vậy được đánh giá là đơn vị có uy tín trong việc thực hiện luật Hải quan. Từ đó, việc thơng quan cho hàng hóa xuất khẩu của cơng ty đa phần (chiếm trên 80%) đều được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế, do đó rút ngắn được thời gian giao hàng tạo uy tín lớn đối với các đối tác.

- Về vấn đề nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, hiện nay công ty đang hợp tác với các trang trại để cung cấp các nguyên liệu chất lượng tốt nhất và đảm bảo số lượng ổn định. Không bị động trong việc thiếu nguyên liệu sản xuất để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó cơng ty cịn mua ngun liệu từ những nhà vườn có uy tín để bổ sung cho việc sản xuất được tiến hành liên tục nếu các trang trại chưa cung cấp đủ nguyên liệu.

- Do đã thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác nên việc thực hiện hợp đồng và thanh tốn ít gặp vấn đề tranh chấp, luôn tạo được niềm tin cho khách hàng truyền thống và tạo được sự tín nhiệm của các đối tác mới, từ đó mở rộng được thêm lượng khách hàng mới.

- Với công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới (hệ thống cấp đông IQF của Anh Quốc), công ty đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.

3.3.3.2. Điểm hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh cần được phát huy thì cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế sau:

- Hiện cơng ty cịn bị động trong việc giao hàng lên tàu, là do công ty vẫn phải thuê phương tiện vận tải từ bên ngoài để vận chuyển container từ kho đến

cảng, do vậy cịn nhiều vấn đề phát sinh như: cơng ty vận tải chậm trễ trong việc điều động xe chở container từ bãi về kho để đóng hàng; nhân viên quên thanh lý Hải quan, vào sổ tàu khi giao hàng ra cảng,… những sai sót trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình giao hàng cho đối tác phần nào ảnh hưởng uy tín cơng ty.

- Việc thuê container chưa được đào tạo nghiệp vụ, không kiểm tra kỹ container nên đơi khi container bị móp méo, có khe hở hay lỗ thủng hay tình trạng vệ sinh khơng sạch sẽ ảnh hưởng chất lượng hàng hóa, để khắc phục tình trạng này phải điều động nhân viên vệ sinh container, phơi container… dẫn đến mất thời gian và tăng chi phí của cơng ty.

- Thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu cũng gặp khó khăn, đơi khi hãng tàu dời lại ngày xuất hành, làm chậm trễ tiến độ giao hàng cho đối tác, hàng hóa phải lưu kho, tăng chi phí lưu kho cho công ty.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

Sau thời gian hoạt động, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây đã đạt được những kết quả nhất định, doanh thu năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Tuy nhiên mức tăng trưởng lại không ổn định qua các năm. Để tìm hiêu rỏ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 so 2009 2011 so 2010 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh thu 71.434 81.326 126.987 9.892 14 45.661 56 Chi phí 67.680 77.784 111.391 10.104 15 33.607 43 Lợi 3.754 3.542 15.596 (212) (6) 12.054 340

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

nhuận

Chỉ tiêu 6T2011 6T2012 6T2012/ 6T2011

Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu 66.614 74.687 8.073 12

Chi phí 58.275 66.127 7.852 14

Lợi nhuận 8.339 8.560 221 3

(Nguồn: Phịng kế tốn Westfood)

Hình 3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA WESTFOOD NĂM 2009- 6T2012

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Westfood)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây ta thấy kết quả kinh doanh của cơng ty có sự biến động liên tục qua các năm. Năm 2009 là năm đánh đấu sự trở lại của hàng loạt công ty sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các công ty xuất khẩu của Việt Nam đã gặp khơng ít khó khăn trong năm 2008. Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của cơng ty có bước phát triển nhưng còn khá chậm, lợi nhuận chỉ chiếm 5% trong tổng doanh thu con số này khá thấp cho một năm hoạt động kinh doanh. Chi phí bỏ ra là 67.680 triệu đồng

trong khi đó thu về khoản doanh thu là 71.343 triệu đồng. Do năm 2009 thị trường xuất khẩu trái cây trong nước bị thu hẹp, do nguồn cung về nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất bởi việc trồng chặt cây ăn quả diễn ra phức tạp cũng như khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ ở đầu ra. Sản phẩm của công ty bán với giá thấp hay gần mức giá vốn hàng bán để tìm kiếm đối tác do đó kéo mức lợi nhuận của cơng ty xuống, hơn nữa cơng ty cịn phải vay ngắn hạn để trang trải các khoản nợ đến hạn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cao. Việc tìm kiếm nguồn ngun liệu cũng làm cho cơng ty phát sinh nhiều cơng tác phí. Các khoản phát sinh trên điều làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên đáng kể phần nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được trong năm.

Còn trong năm 2010, lợi nhuận lại giảm chỉ còn ở mức 4% trên doanh thu. Năm 2010 được coi là năm đi lên của ngành xuất khẩu trái cây trong nước, doanh thu đạt được trong năm tăng hơn năm 2009 là 9.983 triệu đồng nhưng lợi nhuận của cơng ty lại giảm 212 triệu đồng. Điều đó cho thấy chi phí cơng ty bỏ ra cao hơn nhiều so năm 2009. Mức tăng của doanh thu là 14% trong khi đó mức tăng của chi phí lên đến 15%. Mức tăng của doanh thu thấp hơn mức tăng của chi phí làm lợi nhuận của cơng ty giảm 6%. Trong các chi phí phát sinh thì chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi năm 2009. Thêm vào đó trong năm cơng ty tiến hành sữa chữa cơ bản phân xưởng sản xuất, xây thêm kho chứa bao bì và hồ xử lý nước thải để đảm bảo không gây ô nhiểm môi trường. Cũng trong năm nay thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn đóng trong khi năm 2009 thì được miễn thuế. Chi phí bán hàng cũng tăng gần 18% so với năm trước chứng tỏ cơng tác tìm kiếm đối tác của cơng ty vẫn được đẩy mạnh.

Năm 2011 là năm doanh thu của công ty tăng nhanh và đạt mức cao nhất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)