KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 85)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây đã mang lại diện mạo mới cho ngành sản xuất trái cây ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với thâm niên gần 20 năm hoạt động kinh doanh, công ty cũng gặp khơng ít khó khăn do sự biến động của nguồn nguyên liệu và việc tìm kiếm đối tác nhưng trong ba năm từ năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012 công ty đã đạt được những thành công nhất định khi liên tục mang về nguồn lợi nhuận cho công ty cũng như không ngừng mở rộng thị trường và cơ cấu lại cơ cấu sản phẩm. Những biến động trong thời gian qua giúp công ty rút ra được những bài học kinh nghiệm để cơng ty có thể phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Sản phẩm của cơng ty hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới đó cũng là một thành cơng lớn của cơng ty trong tiến trình gia nhập ngơi nhà chung mang tầm quốc tế. Để đạt được kết quả này đó là nhờ sự đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty, đặc biệt là sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo trong công ty. Cán bộ, công nhân viên của công ty luôn sát cánh cùng nhau vượt qua những khó khăn trong q trình hoạt động.

Những khó khăn về nguồn nguyên liệu, biến đổi của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của các khách hàng trên thế giới dần được công ty nắm bắt và giải quyêt tốt qua những năm hoạt động. Hoạt động mở rộng thị trường cũng được công ty chú trọng khi vừa tiến hành hợp tác với hai đối tác mới đó là Nhật Bản và Hàn Quốc bên cạnh các đối tác truyền thống là Mỹ, Châu Âu và Úc.

6.2. KIẾN NGHỊ

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

Kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường mở rộng hoạt động của các cảng ở khu vực Cần Thơ như: cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui, cảng Trà Nóc… phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa tại khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng. Do hiện nay đa phần hàng hóa của Cơng ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây đều được vận chuyển đến các cảng của TP. Hồ Chí Minh để xuống tàu xuất đi các nước. Việc này tạo khơng ít khó khăn cho q trình vận tải, mặt khác làm tăng chi phí vận tải nên giá bán phải tăng.

Cần có các chính sách vĩ mơ nhằm hỗ trợ cho công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản nói riêng được nhanh chóng, thuận tiện. Đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đây là khu vực trọng yếu cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Do vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể:

Cải cách thủ tục Hải quan như: đơn giản hóa các thủ tục, các chứng từ. Ban hành các văn bản quy định chi tiết cụ thể các chứng từ và thủ tục để tránh các “chi phí ngồi” cho doanh nghiệp, cơng ty.

Thủ tục khai báo Hải quan hiện nay tuy đã được công ty đăng ký thông qua hệ thống khai báo Hải quan điện tử, nhưng sau khi hồn thành thủ tục nhân viên cơng ty vẫn phải đi đến Cục Hải quan để đóng dấu thơng quan, mua tem … để hoàn thành bộ chứng từ khai báo Hải quan. Việc này ít nhiều gây trở ngại cho công ty, kiến nghị nên mở rộng thêm hoạt động đăng ký này qua hệ thống điện tử, giảm bớt thời gian và chi phí cho việc đi lại làm bộ chứng từ khai báo.

Cần có các chính sách hỗ trợ cho thị trường trái cây Việt Nam có cơ hội quảng bá tại thị trường các nước thơng qua chính sách hỗ trợ chi phí, nguồn thơng tin cho doanh nghiệp chủ động tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm trái cây Việt Nam tại các hội chợ trong và ngoài nước.

Nhà nước cần có những chính sách quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, có quy mơ lớn, đảm bảo các tiêu chuẩn sạch để làm ra lượng sản phẩm dồi dào, đủ sức đáp ứng cho các cơ sở chế biến xuất khẩu nhưng phải đảm bảo tính chất “liên kết vùng”.

Ban hành các chính sách cụ thể để thực hiện chính sách liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp. Trong mối liên kết này, Nhà nước phải đóng vai trị chủ đạo để tổ chức sản xuất và gắn kết các nhà cịn lại để hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

Giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị này phát triển.

6.2.2. Đối với công ty

Nhu cầu rau quả chế biến sẵn hiện nay đang rất nhiều, kể cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, trong khi công ty còn nhiều khả năng mở rộng quy mơ sản xuất thêm nữa, vì vậy với quy mơ và cơng suất sản xuất như hiện nay vẫn cịn có thể mở rộng thêm, tăng công suất của các nhà máy.

Tăng cường nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên đã làm việc có thâm niên mà vẫn chưa có trình độ chun mơn cao thơng qua các khóa học nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo độ đồng đều của các nhân viên.

Để cả quy trình xuất khẩu lơ hàng được diễn ra đúng tiến độ và không mắc phải sai phạm thì Ban lãnh đạo cần phải tổ chức công tác giám sát và điều hành một cách khoa học, lên kế hoạch thời gian cho từng khâu cụ thể. Tạo mối liên kết hợp lý và logic giữa các khâu, phân công người giám sát tiến độ và thông tin kịp thời. Ký kết mỗi hợp đồng, Ban lãnh đạo cần phải đánh giá lại hiệu quả của cơng tác thực hiện, nếu có sai sót cần sữa chữa hồn thiện kết hợp với rút kinh nghiệm cho hợp đồng sau.

Nên phân công nhân viên thường xuyên nắm bắt các thông tin thị trường và thông tin các hội chợ triển lãm quảng bá mặt hàng trái cây. Trong những chuyến tham gia hội chợ hay triển lãm ngành nghề, công ty nên tạo sự chú ý, thu hút đối với sản phẩm bằng các hình thức marketing.

Tích cực tham gia vào các hiệp hội, tổ chức để kịp thời tiếp thu thông tin công nghệ, thị trường, pháp luật cũng như được hưởng chế độ ưu đãi về tài chính, thuế, nhận được những ưu đãi về thời gian và số lượng hàng vận chuyển từ phía các cơng ty giao nhận, từ những hiệp hội tổ chức phát động. Bên cạnh đó,

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Tại Cơng Ty CPCB Thực Phẩm XK Miền Tây CT

đây cũng là mơi trường có thể giúp doanh nghiệp ngăng động chuyển mình hơn trước sự cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp cùng ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS Ngô Thế Chi, TS Nguyễn Trọng Cơ (2000). Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong cơng ty cổ phần, nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

3. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, trường Đại Học Cần Thơ.

4. Trương Đơng Lộc(2005). Giáo trình quản trị tài chính, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

5. GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, nhà xuất bản Lao động- Xã hội.

Các trang tin

1. Trang web của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây

www.westfood.vn

2. Trang web của công ty trách nhiệm hữu hạn BABYLON

www.tieuchuanchatluong.com

3. Trang web rau, hoa, quả Việt Nam

www.rauhoaquavietnam.vn

4. Trang web hiệp hội rau quả Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây cần thơ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)