BẢNG 4.5: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ PHÂN BÓN CỦA TRẠM QUA 3 NĂM (2011- 2013) ĐVT: TẤN BẢNG 4.6: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRẠM TRONG 3 NĂM (2011 – 2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón của trạm vật tư nông nghiệp huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 57 - 94)

7 1.116.598,72 7,19 15.529.885 2013 13.584.267,4 3 66,5 4 3.537.952,4 3 17,3 3 1.731.208,11 8,48 1.561.762,03 7,65 20.415.190

(Nguồn: Phòng Kế toánTài vụ - Trạm VTNN huyện Tiên Lãng)

Qua bảng trên ta thấy, hiện nay Trạm đã thực sự chú ý đến phương thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Cơ cấu của kênh trực tiếp tăng dần qua các năm, năm 2011 là 56,55%, năm 2012 là 65,28%, năm là 66,54%.Với phương thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng mới đảm bảo nâng cao doanh số bán ra của Trạm vì các tổ chức kinh doanh, tư nhân và các HTX có thể lấy hàng ở những nơi khác nữa. Góp phần hạ giá tiêu thụ cuối cùng của các loại vật tư. Từ việc tiêu thụ vật tư qua hệ thống tiêu thụ trực tiếp, Trạm sẽ thu thập được các thông tin về tâm lý khách hàng và nhu cầu của họ và sức cạnh tranh của

các tổ chức kinh doanh vật tư khác. Từ đó đảm bảo hoạt động của Trạm trong công tác kinh doanh vật tư đạt được hiệu quả cao.

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm phân bón của Trạm

Trong quá trình thực tập tại Trạm cũng như quá trình tìm hiểu tình hình tiêu thụ vật tư của Trạm, cho thấy:

Về cơ bản, các điểm bán hàng của Trạm hoạt động theo cơ chế là khách hàng có nhu cầu thì đến mua còn người bán hàng có nhiệm vụ bán hàng và thu tiền, việc hướng dẫn và tư vấn cho người tiêu dùng còn hạn chế.

Một số nhân viên bán hàng cũng đã có chút ít nghệ thuật bán hàng, đã kết hợp việc tiêu thụ với việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật sử dụng vật tư, chính điều này đã lôi cuốn được khách hàng đến với Trạm.

Hoạt động thông tin quảng cáo trong công tác tiêu thụ vật tư chưa được trú trọng.

Các điểm bán hàng của Trạm gần như mới chỉ tiêu thụ hàng ngày tại chỗ, chứ chưa thăm dò thị trường và áp dụng một số hình thức tiêu thụ mới thích hợp hơn như đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Các điểm bán hàng

Trạm VTNN huyện Tiên Lãng

Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Hiệp hội sản xuất Hộ nông dân

Hợp tác xã

62% 38%

cũng mới chỉ hoạt động đơn thuần là nơi bán hàng chứ chưa xác định được nhiệm vụ thu nhận thông tin của khách hàng. Do vậy mà cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Trạm.

4.1.4 Kết quả kinh doanh của Trạm

Kết quả hoạt động kinh doanh của Trạm được tập hợp trong bảng thể hiện mức tăng trưởng khá đều đặn của tổng doanh thu qua các năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 17,469% và 31,458%.

Trong tổng doanh thu 20.415.190.000 đồng (năm 2013) thì doanh thu từ kinh doanh phân bón luôn chiếm đa số, khoảng sấp xỉ 67,322% trở lên. Điều đó cho thấy kinh phân bón là hoạt động kinh doanh rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Trạm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân bón bình quân hàng năm là 26,207%, trong đó tốc độ tăng của chỉ tiêu này ở năm 2012 so với năm 2011 là gần 10%, của năm 2013 so với 2012 là gần 42,509%.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh máy nông nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số của Trạm ở các năm nghiên cứu và đang có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Trong năm 2011, doanh thu từ hoạt động này là khoảng trên 2,5 tỷ đồng, chiếm 19,492% tổng doanh thu, năm 2012 các con số này hơn 3,6 tỷ đồng và 23,569%. Sang năm 2013, các số tuyệt đối và tương đối của doanh thu từ sản xuất máy nông nghiệp là trên 4,3 tỷ và 21,364%.

Qua bảng ta thấy doanh thu từ kinh doanh thuốc BVTV biến động qua các năm từ 2012 đến 2013 có xu hướng giảm 1,731% tương đương là 35.195.000 đồng. Năm 2011 đến 2012 lại có xu hướng tăng cụ thể là tăng 25,071% tương đương với 407.653.000 đồng.

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng (2011 – 2013)

Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

(1000đ) (1000đ) (1000đ) 12/11 13/12 BQ

1. Tổng doanh thu 13.220.468 15.529.885 20.415.190 117,469 131,458 124,267

Trong đó

Doanh thu từ KD

phân bón 8.775.086 9.644.214 13.743.914 109,905 142,509 125,150 Doanh thu từ KD máy

NN 2.576.934 3.660.239 4.361.501 142,039 119,159 130,097 Doanh thu từ KD

thuốc BVTV 1.625.985 2.033.638 1.998.443 125,071 98,269 110,863 Doanh thu từ các hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động khác 242.463 191.794 311.332 79,102 162,326 113,315

2. Tổng chi phí 12.624.153 14.789.653 19.412.705 117,154 131,259 124,006

- Chi phí cố định 402.536 493.125 658.325 122,486 133,501 127,874 - Chi phí biến đổi 12.221.617 14.296.528 18.754.380 116,977 131,181 123,876

3. Tổng lợi nhuận 596.315 740.232 1.002.485 124,821 135,429 130,017

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Trạm VTNN TL và số liệu tính toán)

Từ bảng 4.6 ta có biểu đồ cơ cấu thể hiện (%) doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm biến động qua các năm.

Bảng 4.4: Cơ cấu doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh của Trạm

ĐVT: (%)

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu 100 100 100

Doanh thu từ KD phân bón 66,375 62,101 67,322

Doanh thu từ KD thuốc BVTV 12,299 13,095 9,789

Doanh thu từ KD máy nông nghiệp 19,492 23,569 21,364

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Trạm VTNN TL và số liệu tính toán)

Đồ thị 4.1: Doanh thu Trạm Năm 2011

Đồ thị 4.3: Doanh thu Trạm Năm 2013

Nhìn chung doanh thu của Trạm phần lớn đến từ hoạt động KD phân bón, chiếm 2/3 tổng doanh thu của cả Trạm. Qua các năm (2011- 2013) doanh thu từ KD phân bón có chiều hướng tăng cao 62,101% - 67,322% (tăng 5%), và doanh thu từ KD máy nông nghiệp lại có xu hướng giảm nhẹ 23,569% - 21,364% (giảm khoảng 2%). Trong khi đó doanh thu từ KD thuốc BVTV có xu hướng giảm mạnh 3,306%.

4.1.5 Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh giai đoạn này có tính chất quyết định đến toàn bộ quá trình kinh doanh của Trạm.

Vì tầm quan trọng như vậy trong quá trình kinh doanh Trạm nên tìm hiểu, xem xét số lượng sản phẩm tiêu thụ của Trạm trong các năm như thế nào? Để từ đó có những thông tin thích đáng, có cơ sở cho việc đặt hàng và để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Trạm trong 3 năm 2011 – 2013 được thể hiện qua bảng

Bảng 4.5: Sản lượng tiêu thụ phân bón của Trạm qua 3 năm (2011 - 2013) ĐVT: Tấn Danh mục 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 Đạm urê Hà Bắc 496,214 603,321 717,462 121,585 118,919 Lân Lâm Thao 610,623 782,441 941,780 128,138 120,364 Đạm xanh 110,125 121,148 155,474 110,010 128,333 Phân vi sinh 128,824 163,236 189,145 126,712 115,872 NPK Việt Nhật 77,120 95,124 122,112 123,345 128,371 NPK Lâm Thao 215,524 260,478 305,368 120,858 117,234

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ và tính toán)

Qua bảng trên ta thấy đạm urê Hà Bắc và lân Lâm Thao được tiêu thụ nhiều nhất với sản lượng lần lượt là 717,462 tấn (2013), 941,780 tấn (2013). Loại phân bón đang có xu hướng tiêu thụ mạnh là đạm xanh, từ 2011 đến 2012 tăng được 10,010% nhưng đến năm 2013 đã tăng được 28,333%. Phân vi sinh có xu hướng giảm qua các năm, từ 2011 – 2012 tăng 26,712%, từ 2012 – 2013 chỉ tăng 15,872%.

4.2 Hiệu quả kinh doanh của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng

4.2.1 Hiệu quả kinh doanh

Sau mỗi chu kì kinh doanh, con người phải thường xuyên đánh giá kết quả từ đó để rút ra những sai lầm, thiếu xót, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời để không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh.Bảng cho ta thấy các chỉ tiêu và con số cụ thể để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trạm qua các năm.

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh doanh của Trạm trong 3 năm (2011 – 2013)

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

12/11 13/12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng doanh thu (GO) 1000đ 13.220.468 15.529.885 20.415.190 117,469 131,458

Tổng chi phí (TC) 1000đ 12.624.153 14.789.653 19.412.705 117,154 131,259

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 12.221.617 14.296.528 18.754.380 116,977 131,181

Khấu hao (A) 1000đ 75.322 90.458 100.856 120,095 111,495

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 998.851 1.233.357 1.660.810 123,478 134,658

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 923.529 1.142.899 1.559.954 123,754 136,491

GO/IC lần 1,082 1,086 1,089 100,370 100,276

VA/IC lần 0,082 0,086 0,089 104,878 103,488

MI/IC lần 0,076 0,080 0,083 105,263 103,750

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ và tính toán)

Từ bảng trên cho ta thấy doanh thu trên một đồng chi phí trung gian đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 cứ một đồng chi phí trung gian thì tạo ra được 1,082 đồng doanh thu đến năm 2012 đã tăng lên là 1,086 đồng tương ứng là mức tăng 0,37%. Mặc dù doanh thu tăng mạnh qua các năm 31,458% (2013/2012) nhưng đồng thời tổng chi phí cũng tăng cao chiếm 95,09% doanh thu (2013) cho nên doanh thu trên một đông chi phí trung gian chỉ tăng nhẹ qua các năm.

Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian có xu hướng giảm nhẹ từ 4,878% (2012/2011) xuống 3,488% (2013/2012). Năm 2013, cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra được 0,089 đồng giá trị gia tăng.

Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian tăng đều qua các năm từ 2011 đến 2012 tăng 5,263%, đến 2013 tăng 3,750%.

Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của Trạm chưa đáp ứng được kỳ vọng. Mặc dù lợi nhuận tăng qua các năm nhưng chi phí đầu tư còn tăng mạnh hơn.

4.2.2 Hiệu quả xã hội

Việc kinh doanh vật tư nông nghiệp của Trạm đã phần nào góp phần giải quyết những khó khăn về vật tư cho người nông dân. Trạm đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng về những nội dung như: (1) Cung cấp đủ, kịp thời đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; (2) Thời hạn trả tiền chậm, phù hợp với đa số khách hàng là nông dân; (3) Thời gian giao hàng nhanh, kịp thời; (4) Giá cả hợp lý, luôn ở mức thấp… Với việc người nông dân còn nhiều khó khăn những hoạt động kinh doanh trên phân nào cho thấy Trạm rất thấu hiểu người dân và giúp đỡ họ, mang lại những thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế nông nghiệp. Qua điều tra thực tế tổng hợp những ý kiến của người dân để đưa ra bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.7: Tổng hợp các ý kiến về mức độ hài lòng của khách hàng (% số hộ có nhu cầu/tổng số 30 hộ điều tra)

ĐVT: % STT Chỉ tiêu Nhóm hộ giàu Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo Hài lòng Không hài lòng Hài lòng Không hài lòng Hài lòng Không hài lòng 1 Phương thức, thái độ phục vụ 73,33 26,67 83,33 16,67 70,00 30,00 2 Mức giá bán 56,67 43,33 63,33 36,67 73,33 26,33 3 Chất lượng sản phẩm 63,33 36,67 86,67 13,33 86,67 13,33 4 Địa điểm bán hàng 76,67 23,33 66,67 33,33 63,33 36,67 5 Khả năng đáp ứng vụ 86,67 13,33 83,33 16,67 96,67 3,33 6 Tiến độ giao hàng 73,33 26,67 63,33 36,67 73,33 26,33

7 Bảo vệ môi trường 46,67 53,33 73,33 26,67 86,67 13,33

Qua bảng cho ta thấy người dân đánh giá rất cao về khả năng đáp ứng vụ 86,67% đối với nhóm hộ giàu, 83,33% với nhóm hộ trung bình và 96,67% đối với nhóm hộ nghèo. Đa số các chỉ tiêu đều được đánh giá cao, ngoại trừ chỉ tiêu về môi trường nhóm hộ giàu đánh giá hơi thấp chỉ có 46,67% hài lòng.

Góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và thực hiện tốt các chính sách, ổn định về mặt chính trị - xã hội cho người dân trong tỉnh huyện. Ngoài mục tiêu đáp ứng đúng chất lượng, đủ số lượng, đúng thời vụ, kịp thời… Trạm còn tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng chậm trả. Sau đây là bảng nêu rõ hình thức thanh toán tiền hàng của Trạm qua các năm:

Bảng 4.8 : Cơ cấu lượng phân bón tiêu thụ của Trạm theo các hình thức thanh toán Hình thức thanh toán 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng 8.775.086 100 9.644.214 100 13.743.914 100 109,905 142,509 125,150 Trả ngay 5.782.255 65,894 6.052.323 62,756 9.655.512 70,253 104,671 159,534 129,223 Trả chậm 2.992.831 34,106 3.591.891 37,244 4.088.402 29,747 120,017 113,823 116.879

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ và tính toán)

Bảng cho thấy hình thức thanh toán chính trong tiêu thụ của trạm là trả tiền ngay chiếm 65,894% lượng hàng tiêu thụ năm 2011. Cơ cấu thanh toán trong tiêu thụ của trạm mỗi năm lại có sự thay đổi tùy theo tình hình kinh doanh hằng năm. Năm hiệu quả kinh doanh của Trạm càng cao thì lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiền ngay càng lớn. Năm 2013 doanh thu tăng

đột biến so với năm 2012 là 42,509% thì lượng hàng theo hình thức trả tiền ngay đạt mức cao nhất 70,253%, năm 2012 doanh thu chỉ tăng 9,905% nên lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiên ngay chỉ đạt 62,756%.

Ngoài ra, Trạm đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong địa bàn toàn huyện, ngoài việc tuyển dụng cán bộ công nhân viên chính thức lao động trong Trạm, Trạm còn sử dụng lao động hợp đồng theo thời vụ để tận dụng lao động nhàn dỗi tại địa bàn vừa tận dụng sự thông thuộc địa bàn của người dân địa phương trong quá trình kinh doanh của mình.

4.2.3 Hiệu quả về môi trường

Phân bón hoá học có vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp cũng như trong công cuộc xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO), phân bón hoá học đã giúp tăng thêm trên 50% sản lượng lương thực trong 100 năm qua. Cũng chính nhờ phân bón hoá học mà con người đã đáp ứng phần lớn nhu cầu lương thực và giảm tỷ lệ đói nghèo trong những năm qua. Tuy vậy trong thực tế cây trồng chỉ sử dụng được một phần nhỏ phân bón, trong khi phần thất thoát này đã làm tăng lượng phân bón phải sử dụng và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, Trạm đã tiên phong trong việc kinh doanh các sản phẩm phân bón được sản xuất bằng công nghệ xanh vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vừa chống thất thoát để giảm chi phí và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Sự táo bạo đầu tư kinh doanh mặt hàng mới lạ này của Trạm đã đem đến thành quả cao cho Trạm. Những sản phẩm phân bón như Urea hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NPK Đầu trâu +Agrotain được đánh giá cao bởi nó cho thấy phân đạm được xử lý Agrotain (Đầu Trâu hạt vàng 46A+) và NPK Đầu Trâu + Agrotain đã giúp tiết kiệm được phân đạm tới 30%, vừa tăng năng suất, chất lượng lại chống thất thoát, bảo vệ môi trường. Như vậy, hay vì sử dụng 4 bao urea thông thường cho mỗi ha lúa theo

dụng chưa tới 350 kg NPK Đầu Trâu +Agrotain là đủ. Đối với dòng sản phẩm NPK Đầu Trâu + Agrotain còn được bổ sung thêm các chất trung, vi lượng theo nhu cầu của cây và các hoạt chất gia tăng hiệu quả sử dụng nên hiệu quả còn vượt hơn mong đợi. Bao bì của các sản phẩm này cũng đã được cải tiến cả về chất liệu và kíck cỡ để đảm bảo nông dân có thể tận dụng lại để chứa nông sản mà không trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng

4.2.4.1 Đánh giá chung

Sản xuất nông nghiệp gắn liền với nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp. Vì thế, vật tư nông nghiệp những năm qua không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Trong 3 năm 2011-2013, Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh của Trạm nhìn chung là tốt theo các tiêu chí sau:

* Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận liên tục tăng qua 3 năm 2011-2013, đặc biệt năm 2013 lợi nhuận đạt được là 1.002.485 nghìn đồng tăng 35,429% so với năm 2012. Các chỉ tiêu doanh thu trên chi phí trung gian, giá trị gia tăng trên chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian đều tăng ổn định qua các năm. Tuy nhiên chi phí đầu tư cũng lớn, năm 2012 tổng chi phí chiếm 95,233% tổng doanh thu đến năm 2013 con số này là 95,090%.

* Hiệu quả xã hội

Khách hàng luôn đánh giá cao các dịch vụ kinh doanh của Trạm, có tới 96,67% (nhóm hộ nghèo), 83,33% (nhóm hộ trung bình), 86,67% (nhóm hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón của trạm vật tư nông nghiệp huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 57 - 94)