NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG NĂM 2011-2013

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón của trạm vật tư nông nghiệp huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 51 - 57)

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

- Chí phí trung gian: IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình SX như các khoản chi phí: giống, phân bón... IC = ∑ = n i Ci 1

Trong đó: Ci Là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ sản xuất

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp: MI là phần thu nhập thuần tuý của người SX bao gồm thu nhập của công lao độngvà lợi nhuận khi SX một đơn vị SP

MI = VA - (A + T) VA: giá trị tăng thêm

T: Thuế

A: là phần giá trị khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) hoặc chí phí phân bổ - Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí

3.2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Trạm

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt KT-XH.

Tăng thu ngân sách:

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức các loại thuế như:

thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động:

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển khác, để tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng lao động dôi dư cho xã hội.

Nâng cao đời sống cho người lao động:

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các công ty phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…

Sự phát triển không đồng đều về mặt KT-XH giữa các vùng trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả KT-XH hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: Bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

3.2.4 Phương pháp cây vấn đề

Cây vấn đề minh họa cấu trúc của vấn đề cốt lõi và các “nguyên nhân”, “hậu quả” của nó. Phần rễ cây minh họa các nguyên nhân và phần cành cây minh họa các hậu quả. Một vấn đề được thể hiện trong cây vấn đề là một trong các nguyên nhân của vấn đề đặt ở tầng trên cũng như là hậu quả của vấn đề được đặt ở tầng dưới. Các nguyên nhân và hậu quả được xác định qua việc trả lời cặp câu hỏi - trả lời: “Tại sao - Vì” cho mỗi vấn đề trong cây vấn đề.

Như vậy, một cây vấn đề sẽ có các vấn đề được sắp xếp theo trật tự trên dưới và gắn bó với nhau theo trình tự logic hết sức chặt chẽ nhằm mục đích xác lập một cái nhìn tổng thể về vấn đề thông qua liên kết các vấn đề với nhau thành “cây vấn đề”.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng kinh doanh vật tư của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng

4.1.1 Thị trường vật tư nông nghiệp và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng

4.1.1.1 Thị trường vật tư nông nghiệp của Trạm

Tiên Lãng là huyện đồng bằng ven biển , nằm ở phía Đông Nam châu thổ sông Hồng, cách trung tâm thàng phố Hải Phòng 21km về phía Nam, chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Tiên Lãng nằm trong tam giác châu thổ của đồng bằng Bắc Bộ , thuộc loại địa hình thấp ven biển. Do quá trình bồi đắp không liên tục của phù sa và sự biến động của thuỷ triều nên đã tạo thành các vùng đất thấp, cao không đều và xen kẽ nhau. Nhìn chung khí hậu và thời tiết ở đây khá thuận cho cây trồng và vật nuôi.

Huyện có 1 thị trấn và 22 xã với diện tích 189 Km2, dân số 195,6 nghìn người (2010). Dân số khu vực nông thôn chiếm 93.83% sống chủ yếu băng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Đây chính là những thuận lợi của Trạm.

Nhu cầu của người nông dân chính là thị trường của Trạm, với hơn 180 nghìn người dân lao động trong ngành nông nghiệp cùng với diện tích khá lớn đất nông nghiệp tạo thành thị trường của công ty. Trạm đã có những kế hoạch cụ thể cho từng xã bởi tính đa dạng của địa hình và tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân, cây trồng, khí hậu khác nhau…

Giá bán vật tư nông nghiệp của Trạm có rẻ hơn tư thương, nhưng do Trạm chỉ cung ứng vật tư qua các hệ thống cửa hàng và quầy hàng, lượng vật tư phục vụ được tới tận tay người sản xuất nông nghiệp còn ít. Về nhu cầu phân bón trên địa bàn huyện Tiên Lãng khá lớn cung ứng của Trạm cho sản xuất nông nghiệp chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu phân bón của địa bàn toàn huyện.

Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua đã có những thành tựu đáng chú ý. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều dịch bệnh hại cây trồng như: dịch đạo ôn, khô vằn…Song song với việc sử dụng các loại cây trồng mới thì việc sử dụng dinh dưỡng đối với các diện tích gieo trồng là rất cần thiết đặc biệt là với vùng đất như huyện Tiên Lãng. Tiên Lãng đã là một thị trường tiêu thụ hàng vật tư nông nghiệp rộng và đa dạng.

4.1.1.2 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Trạm

Những mặt hàng kinh doanh của Trạm là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy rất được người nông dân quan tâm và sử dụng nhưng mặt hàng này cũng có những đặc thù nhất định như: những loại phân lân để lâu dễ vón cục, hoặc phân urê dễ chảy nước… nên việc bảo quản và tiêu thụ đòi hỏi phải có quy trình nhất định.

4.1.2 Tình hình về giá cả các loại phân bón

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.Giá cả là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm. Nó thể hiện mua vào và bán ra cũng như lợi nhuận mang lại cho Trạm. Để đánh giá tình hình giá cả các loại phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp của Trạm ta có bảng phân tích giá của một số loại phân bón của Trạm qua 3 năm 2011 - 2013 như sau:

Bảng 4.1: Tình hình giá phân bón của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng qua 3 năm (2011 - 2013)

ĐVT : Đồng/Kg

STT Tên phân bón

2011 2012 2013

Mua

vào Bán ra Bán - Mua Mua vào Bán ra Bán - Mua Mua vào Bán ra Bán - Mua

1 Đạm urê Hà Bắc 7.400 7.550 150 9.100 9.184 84 10.300 10.421 121

2 Lân Lâm Thao 2.350 2.447 97 3.000 3.165 165 3.200 3.471 271

3 Đạm xanh 11.800 11.880 80 14.600 14.763 163 16.800 17.010 210

4 Phân vi sinh 5.300 5.441 141 6.450 6.548 98 7.300 7.421 121

5 NPK Việt Nhật 8.600 8.710 110 10.500 10.656 156 12.300 12.398 98

6 NPK Lâm Thao 4.800 4.896 96 5.900 6.040 140 7.450 7.760 310

(Nguồn: Phòng Kế toánTài vụ - Trạm VTNN huyện Tiên Lãng)

4.1.3 Hệ thống kênh phân phối

Vật tư mua về có thể chuyển thẳng xuống các cửa hàng, các đại lý để bán cho người tiêu dùng. Khi lượng vật tư nông nghiệp ở các cửa hàng và đại lý đang còn đủ số lượng cho các quầy bán lẻ thì vật tư nông nghiệp của Trạm được chuyển về dự trữ ở kho của Trạm. Nghiên cứu về các hình thức tiêu thụ vật tư cho thấy phương thức bán buôn, bán lẻ cho các tổ chức, tư nhân tuy giá bán có khác nhau nhưng hoạt động gần giống nhau. Trạm giao hàng và đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý. Đối với bán buôn cho các HTX thì có thể trao đổi nông sản.

Bảng 4.2: Các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Tiên Lãng năm 2011-2013

Năm

Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Tổng doanh thu (1000đ) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2011 7.476.174,65 56,55 2.055.782,77 15,55 2.338.700,7 9 17,69 1.349.809,79 10,21 13.220.468 2012 10.137.908,9 3 65,28 1.888.434,0 2 12,16 2.386.943,3 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón của trạm vật tư nông nghiệp huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w