Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty CP cung ứng tàu biển sài gòn (Trang 89 - 93)

2.3.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của

2.3.2.3. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK

Từ kim ngạch NK và tỷ giá USD/VND qua các năm ta có thể tính được chi phí NK của cơng ty. Cụ thể như sau.

Bảng 2.22: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Tỷ giá USD/VND 16,989 18,487 19,495 1,498 1,008 Kim ngạch NK (USD) 1,155,019 1,997,937 4,631,044 842,918 2,633,107 Chi phí NK (nghìn VND) 19,622,617 36,935,861 90,282,202 17,313,243 53,346,341

Nguồn: Phịng tài vụ kế toán

Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK

Để phân tích sự biến động số lượng và giá cả USD ảnh hưởng đến chi phí NK như thế nào ta sẽ tách riêng sự biến động về lượng và giá ra để phân tích từng biến động.

- Biến động lượng: Để phân tích sự biến động của số lượng USD ảnh hưởng đến chi phí NK ta sẽ cố định giá USD khơng đổi và phân tích sự thay đổi của số lượng USD.

- Biến động giá: Tương tự như trên, ta sẽ cố định số lượng USD để phân tích sự thay

đổi của giá USD ảnh hưởng thế nào đến chi phí NK. Trước khi phân tích ta gọi các biến số sau:

Q0, Q1, Q2 lần lượt là số lượng USD phải trả ( kim ngạch NK) năm 2008, 2009 và 2010

P0, P1, P2 lần lượt là giá USD ( tỷ giá VND/USD bình qn) năm 2008, 2009 và 2010

Q0P0: Chi phí NK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2008 Q1P0: Chi phí NK năm 2009, theo số lượng USD 2009 và giá 2008 Q1P1: Chi phí NK năm 2009, theo số lượng USD 2009 và giá 2009 Q2P1: Chi phí NK năm 2010, theo số lượng USD 2010 và giá 2009 Q2P2: Chi phí NK năm 2010, theo số lượng USD 2010 và giá 2010

Q0P0= 1,155,019 x 16,989 = 19,622,617,791 VND Q1P0= 1,997,937 x 16,989 = 33,942,951,693 VND Q1P1= 1,997,937 x 18,487 = 36,935,861,319 VND Biến động năm 2009 so với 2008

Biến động lượng Biến động giá 14,320,333,902 VND 2,992,909,626 VND Q0P0 Q1P0 Q1P1

Hình 2.12: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2009 so với chi phí NK năm 2008

Sơ đồ trên giải thích sự biến động của chi phí NK năm 2009 so với 2008. Bao gồm hai biến động:

- Biến động lượng USD: Năm 2009 kim ngạch NK của công ty là 1,997,937 USD tăng 1.7 lần so với năm 2008 làm cho chi phí NK của cơng ty tăng cao từ 19,622,617,791 VND vào năm 2008 lên 33,942,951,693 VND vào năm 2009, tăng 14,320,333,902 VND.

- Biến động về giá USD: Tỷ giá bình quân năm 2009 là 18,487 tăng cao hơn năm 2008 là 1,498 VND làm cho chi phí NK cũng tăng theo khoảng 2,992,909,626 VND.

Như vậy, tổng cộng cả hai biến động về lượng và giá thì làm cho chi phí NK tăng khoảng hơn 17,313,243,528 VND, trong đó biến động lượng làm tăng 14,320,333,902 VND chiếm 82.7 % trong tổng biến động và biến động giá làm tăng chi phí NK với mức thấp hơn là 2,992,909,626 VND chiếm 17.3 % trong

tổng biến động.

Biến động năm 2010 so với 2009

Biến động lượng Biến động giá 48,678,249,109 VND 4,668,092,352 VND

Q1P1 Q2P1 Q2P2

Hình 2.13: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2010 so với chi phí NK năm 2009

Q1P1 = 1,997,937 x 18,487 = 36,935,861,319 VND Q2P1 = 4,631,044 x 18,487 = 85,614,110,428 VND Q2P2 = 4,631,044 x 19,495 = 90,282,202,780 VND

Sơ đồ trên giải thích sự biến động của chi phí NK năm 2010 so với 2009. Bao gồm hai biến động:

- Biến động lượng USD: Năm 2010 kim ngạch NK của công ty là 4,631,044 USD tăng 2,633,107 USD so với năm 2009 làm chi phí NK cũng tăng lên 48,678,249,109 VND từ 36,935,861,319 VND năm 2009 tăng lên 85,614,110,428 VND vào năm 2010.

- Biến động giá USD: Năm 2010, tỷ giá liên tục biến động từ 18,487 vào năm 2009 tăng lên 19,495 vào năm 2010, tăng 1,008 VND. Tỷ giá tăng cao làm cho chi phí NK cũng tăng theo khoảng 4,668,092,352 VND.

Như vậy, tổng hợp biến động về lượng và biến động về giá USD sẽ biết được sự thay đổi của chi phí NK. Trên đây, biến động lượng làm chi phí NK tăng 48,678,249,109 VND chiếm 91.2%, biến động về giá làm chi phí NK tăng 4,668,092,352 VND chiếm 8.8% trong tổng biến động. Tổng cộng chi phí NK

năm 2010 đã tăng 53,346,341,461 VND so với năm 2009.

Tóm lại, chi phí NK của cơng ty cũng chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố. Đó là sản lượng NK, cơng ty có thể điều chỉnh được tùy theo nhu cầu của thị trường. Còn yếu tố tỷ giá thì cơng ty khơng thể điều chỉnh được. Khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng chi phí của cơng ty. Chính vì vậy cơng ty cần sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho cơng ty mình.

2.3.2.4. Số dư các khoản có gốc ngoại tệ

Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích các khoản mục có số dư bằng ngoại tệ của công ty để thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến các khoản tiền ngoại tệ của doanh nghiệp. Các khoản mục có số dư ngoại tệ của doanh nghiệp được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 2.23: Các khoản mục có số dư ngoại tệ của công ty từ năm 2008 đến 2010

ĐVT: USD

Khoản mục 2008 2009 2010

Tiền gửi ngân hàng +82,774.28 +26,258 +27,769

Khoản phải trả -9,509.27 -58,163.62 -362,404.06

Vay ngân hàng +8,064.04 +870,644.65 +30,777.12

Tổng cộng +81,329.05 +838,739.03 -303,857.94

Nhìn vào bảng 2.23 ta thấy được qua các năm, doanh nghiệp luôn phải tiếp xúc với các khoản ngoại tệ như tiền gửi ngân hàng bằng ngoai tệ, khoản phải thu, phải trả, vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Vị thế hối đoái năm 2010 của cơng ty là âm, cơng ty khơng có khoản phải thu ngoại tệ để bù đắp cho các khoản mà công ty phải trả, mà chỉ dựa vào tiền gửi ngân hàng và vay ngoại tệ của ngân hàng . Đối với khoản thâm hụt này công ty cần phải bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vì theo xu hướng hiện thời thì tỷ giá đang tăng cơng ty có thể sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy cơng ty nên sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn…Và trong tương lai công ty nên triển khai hoạt động xuất khẩu để có thể cân đối cán cân thanh tốn của mình.

Đối với tiền gửi ngân hàng bằng USD, đây được xem như là khoản tiền mặt của doanh nghiệp dùng để chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp. Thay vì doanh nghiệp để tiền trong kho thì doanh nghiệp đem gửi ngân hàng để lấy lãi suất. Đối với khoản này thì cơng ty cũng cần phải sử dụng cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá vì nếu như tỷ giá giảm thì sẽ gây thiệt hại cho công ty. Công ty nên sử dụng các công cụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Đối với khoản phải thu, hiện tại cơng ty chưa có các khoản phải thu bằng ngoại tệ nhưng trong tương lai nếu triển khai hoạt động xuất khẩu thì khoản này rất lớn, đây là khoản mà công ty bán chịu cho khách hàng, khách hàng sẽ trả cho công ty trong một thời gian trong tương lai, có thể là 3 tháng. Như vậy, khi khách hàng trả tiền USD cho công ty, công ty cần phải chuyển đổi sang VND để trả lương cho nhân viên và các chi phí khác. Vì vậy, rủi ro về tỷ giá là không thể nào tránh khỏi, cho nên công ty cần phải dùng các cơng cụ để phịng ngừa. Khi chuyển đổi sang VND công ty sợ rằng tỷ giá sẽ giảm, do đó cơng ty có thể phịng ngừa rủi ro bằng cách bán USD kỳ hạn, hoặc sử dụng hợp đồng quyền chọn…

Đối với khoản phải trả, đây là khoản nợ của công ty khi NK hàng hóa, cơng ty phải trả cho người bán trong một thời gian tới, vì vậy có thể bị rủi ro tỷ giá, cho nên công ty cần phải sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như mua USD kỳ hạn, mua quyền chọn mua…

hàng trong thời gian tới, nhưng sợ rằng USD sẽ lên giá vì vậy cơng ty nên sử dụng các công cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

Qua việc phân tích đề tài chúng ta đã cho thấy được các rủi ro mà công ty gặp phải đối với biến động tỷ giá. Và tại sao công ty lại không dùng khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng để bù đắp cho khoản phải trả và vay ngân hàng? Trên lý thuyết thì chúng ta có thể làm được như vậy, nhưng trên thực tế thì lại khác. Bởi vì các thời hạn của các khoản đó là khác nhau, ví dụ như thời hạn của khoản phải thu và phải trả đều là ba tháng thì q tốt, lúc đó cơng ty có thể lấy khoản mà khách hàng vừa trả để trả nợ cho người bán, không cần phải chuyển sang VND, thì cơng ty sẽ không bị rủi ro tỷ giá. Nhưng trên thực tế thì lại khơng như vậy, các thời hạn trả của các khoản đó là khác nhau, cho nên công ty phải sử dụng đến các cơng cụ phái sinh để phịng tránh rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn...

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty CP cung ứng tàu biển sài gòn (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)