Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bình minh (Trang 30 - 33)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG HUYỆN BÌNH MINH

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh đã khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước thể hiện qua bảng số liệu sau:

Nhìn chung, doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm 2004-2006. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 57.520 triệu đồng tăng 1.150 triệu đồng so với năm 2004 tương đương với tốc độ tăng 2%. Đến năm 2006 con số này lên đến 80.492 triệu đồng tăng 22.972 triệu đồng tức tăng gần 40% so với năm 2005. Do trong thời gian này Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngồi ra, chi nhánh còn mở rộng đối tượng cho vay nên số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm.

Trong 3 năm qua chi nhánh ln mở rộng quan hệ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cá thể hộ gia đình. Trong đó, doanh số cho vay đối với cá thể hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn (>80%) trong tổng doanh số cho vay vì đây là đối tượng khách hàng truyền thống, hoạt động rộng lớn trên địa bàn huyện.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn huyện, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng nên chi nhánh đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều thể hiện qua tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn qua 2 năm 2005 và 2006 khoảng 26%.

Ngược lại, doanh số cho vay đối với cá thể hộ gia đình tăng giảm khơng ổn định. Năm 2005 cho vay cá thể hộ gia đình là 46.565 triệu đồng giảm 845 triệu đồng tức giảm 1,8% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 66.345 triệu đồng tức tăng gần 43% so với năm 2005. Một mặt do chi nhánh tăng mức đầu tư tín dụng sang doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác do những năm đầu mới thành lập chi nhánh, Lãnh đạo Ngân hàng thường chạy theo chỉ tiêu đề ra, cho vay phân tán, không hiệu quả. Những năm gần đây chi nhánh nhận thấy đội ngũ cán bộ tín dụng có hạn nên cho vay tập trung, cho vay có chọn

tín dụng nên chi nhánh đã cắt giảm và từ chối cho vay đối với một số cá thể hộ gia đình với mức vay nhỏ, phương án khơng hiệu quả và thường xun gia hạn nợ. Vì vậy mà doanh số cho vay của đối tượng này năm 2005 giảm. Năm 2006 ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, bên cạnh mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình vùng nơng thơn, đến cán bộ công nhân viên... giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bình minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)