tập trung đẩy mạnh cho vay 2 ngành này, bên cạnh đó kinh tế trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực nên các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này đạt hiệu quả làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2006. Sự tăng lên này cho thấy việc mở rộng đầu tư của Ngân hàng là phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay, các hình thức bảo lãnh, mua bán nợ, nhận cầm cố các chứng từ có giá, bất động sản…cũng làm cho dư nợ của ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nên hình thức đầu tư bị giới hạn vì vậy dư nợ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng chủ yếu từ việc cho vay tăng qua các năm.
.4.2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 10: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch
2004 2005 2006 Số tiền Tốc độtăng (%) (%) Số tiền Tốc độtăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 9.500 12.200 13.800 2.700 28,4 1.600 13,1 2. Cá thể, hộ gia đình 43.830 51.189 68.242 7.359 16,8 17.053 33,3 Tổng cộng 53.330 63.389 82.042 10.059 18,9 18.653 29,4
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
Nhìn chung, dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua 3 năm 2004-2006. Cụ thể, Năm 2005 dư nợ là 63.389 triệu đồng tăng 10.059 triệu đồng tức tăng 19% so với năm 2004. Sang năm 2006 là 82.042 triệu đồng tăng 18.653 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 29% so với năm 2005. Sự tăng
trưởng này cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng.
Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua chi nhánh tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng do hạn chế về số lượng khách hàng, phần lớn cho vay đối với các doanh nghiệp có qui mơ vốn nhỏ, mục đích vay chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh nên đối tượng này thường trả nợ trước hạn để giảm tiền lãi. Vì vậy, dư nợ năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng càng về sau càng giảm.
Đối với cá thể, hộ gia đình: Dư nợ của đối tượng này liên tục tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Dư nợ năm 2005 đạt 51.189 triệu đồng tăng gần 17%, đến năm 2006 là 68.242 triệu đồng tức tăng 33%. Hầu hết cá thể, hộ nông dân vay số tiền thấp do vậy lãi ít, mặt khác đối tượng này khơng có thu nhập hàng ngày vì vậy mà sau một vụ mùa hay chu kỳ sản xuất thì họ mới có tiền trả Ngân hàng nên thường đến hạn họ mới trả làm cho dư nợ tăng qua các năm.
4.2.3.2. Dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 11: DƯ NỢ CHO VAY THEO KỲ HẠN
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Ngắn hạn 34.960 44.800 59.530 9.840 28,1 14.730 32,9 2. Trung và Dài hạn 18.370 18.589 22.512 219 1,2 3.923 21,1 Tổng cộng 53.330 63.389 82.042 10.059 18,9 18.653 29,4
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, dư nợ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh trong năm 2005 và năm 2006 lớn hơn so với doanh số cho vay. Sở dĩ có sự cao hơn này là do dư nợ của những
năm trước chuyển sang. Qua bảng số liệu ta thấy: dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung và dài hạn và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể:
Dư nợ ngắn hạn: Năm 2004 dư nợ ngắn hạn là 34.960 triệu đồng, năm 2005 là 44.800 triệu đồng tăng so với 2004 là 9.840 triệu đồng tức tăng 28%. Năm 2006, dư nợ ngắn hạn là 59.530 triệu đồng tăng gần 33% so với năm 2005. Một phần là trong sản xuất nơng nghiệp các món vay thường là ngắn hạn, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay làm dư nợ tăng theo.
Dư nợ trung và dài hạn: Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn giảm nhưng do bản chất của món vay này là tiền vay được trả trong nhiều năm làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng qua 3 năm. Năm 2005 tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 1,2%, nhưng sang năm 2006 đạt đến 21%, sự tăng này là do dư nợ đầu kỳ tăng trong khi thu nợ trong năm giảm làm cho dư nợ trung và dài hạn năm 2006 tăng cao.
4.2.3.3. Dư nợ theo ngành kinh tế.
Dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng qua các năm thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độtăng (%) Số tiền Tốc độtăng (%) 1. NN 21.332 22.230 28.213 898 4,2 5.983 26,9 2. TM-DV 15.999 24.500 32.760 8.501 53,1 8.260 33,7 3. CN-TTCN 2.666 3.734 7.059 1.068 40,1 3.325 89 4. Ngành khác 13.332 12.925 14.010 -407 -3,1 1.085 8,4 Tổng cộng 53.329 63.389 82.042 10.060 18,9 18.653 29,4
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
* Chú thích:
- NN: Nơng nghiệp.
- TM-DV: Thương mại và dịch vụ.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều tăng lên qua 3 năm. Do ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực như ngành nông nghiệp, cơng nghiệp và chế biến, dịch vụ… bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình sản xuất thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của Huyện nhà.
- Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2005 dư nợ đạt 22.230 triệu đồng tăng 898 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 4,2% so với năm 2004. Sang năm 2006 con số này là 28.213 triệu đồng tăng 5.983 triệu đồng tức tăng gần 27%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của đối tượng này chiếm tỷ trọng cao, mặt khác trong những năm qua chịu ảnh hưởng bởi thời tiết hạn hán, dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa…làm cho hoạt động sản xuất của một số hộ dân không hiệu quả nên Ngân hàng đã cho họ gia hạn nợ làm cho dư nợ của ngành này tăng lên.
- Ngành thương mại - dịch vụ: Dư nợ đối với ngành thương mại và dịch vụ trong 3 năm 2004-2006 không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng dư nợ năm 2005 so với năm 2004 đạt 53% và năm 2006 so với 2005 là 34%. Nguyên nhân tăng do chính sách của huyện khuyến khích các loại hình du lịch sơng nước, miệt vườn….bên cạnh đó các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ cũng không ngừng phát triển dọc theo quốc lộ 1A và hương lộ góp phần phát triển kinh tế huyện. Do vậy mà Ngân hàng tăng cường cho vay đối với đối tượng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất làm cho dư nợ của ngành này tăng cao.
- Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Nằm trong danh sách những ngành nghề khuyến khích của Tỉnh, ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp trong những năm qua có hướng khởi sắc, chủ yếu là các ngành nghề truyền thống như công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dệt, đan và gốm sứ… Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng dư nợ so với các ngành khác nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành này lại cao nhất. Tốc độ tăng dư nợ trung bình trong 2 năm 2005 và 2006 khoảng 65%. Điều này cho thấy triển vọng phát triển của
ngành này trong tương lai rất lớn đồng thời cũng cho thấy việc đầu tư vốn của Ngân hàng đúng và có hiệu quả.