Kiến trúc mạng và các thành phần của H.323

Một phần của tài liệu các giao thức báo hiệu cơ bản trong chuyển mạch mềm giao thức megaco (Trang 36 - 39)

2. Vị trí của Softswitch trong mô hình NGN

2.2.1 Kiến trúc mạng và các thành phần của H.323

Hệ thống H.323 bao gồm bốn thành phần sau:

1. Thiết bị đầu cuối H.323 (Terminal)

Terminal là thành phần dùng trong truyền thông hai chiều đa phương tiện thời gian thực được dùng trong việc kết nối cuộc gọi. Đầu cuối H.323 là các điểm đầu cuối trong mạng LAN có thể là một máy tính, một điện thoại, điện thoại truyền hình, hệ thống voicemail hoặc là một thiết bị độc lập có các ứng dụng đa phương tiện H.323. Ngoài ra nó còn tương thích với đầu cuối H.324 của mạng chuyển mạch kênh và mạng di động, đầu cuối H.310 của B-ISDN, đầu cuối H.320 của ISDN.

Một đầu cuối H.323 phải hỗ trợ :

- H.225 cho quá trình báo hiệu và thiết lập cuộc gọi

- H.245 cho việc trao đổi khả năng của đầu cuối và để tạo các kênh thông tin.

- RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK - RTP/RTCP được sử dụng cho việc truyền các gói thông tin thoại và

hình.

- G.711 cho các codec thoại.

2.Cổng (GW)

Gateway là thành phần dựng để kết nối hai mạng khác loại nhau. Một cổng H.323 dựng để liên kết mạng H.323 với mạng không phải là mạng chuẩn H.323. Việc kết nối giữa hai mạng khác loại nhau thực hiện nhờ dịch các giao thức (protocol translation) khác nhau để phục vụ cho quá trình thiết lập và giải phóng cuộc gọi, và phục vụ cho việc chuyển đổi dạng thông tin giữa các mạng khác nhau và việc truyền thông tin giữa các mạng kết nối với GW. Tuy nhiên một GW sẽ không cần thiết cho việc liên lạc giữa các đầu cuối thuộc cùng mạng H.323.

Cấu tạo của một gateway bao gồm một MGC, MG và SG.

3. Bộ giữ cổng (GK)

Một GK được xem là bộ não của mạng H.323, nó chính là điểm trung tâm cho mọi cuộc gọi trong mạng H.323. Mặc dù là thành phần tùy chọn nhưng GK cung cấp các dịch vụ quan trọng như việc đánh địa chỉ, sự ban quyền và nhận thực cho đầu cuối terminal và GW, quản lý băng thông, thu thập số liệu và tính cước. Ngoài ra nó cũng cung cấp chức năng định tuyến cuộc gọi.

4. Bộ điều khiển đa điểm (MCU)

MCU là thành phần hỗ trợ trong dịch vụ hội nghị đa điểm có sự tham gia của từ hai terminal H.323 trở lên. Mọi terminal tham gia vào hội nghị đều phải thiết lập một kết nối với MCU.

Một MCU bao gồm hai thành phần con: bộ điều khiển đa điểm (MC) và thành phần tùy chọn bộ xử lý đa điểm (MP).

Trong đó, bộ điều khiển đa điểm (MC) có nhiệm vụ thiết lập và quản lý hội thoại nhiều bên qua giao thức H.245. MC có thể được đặt trong GK, GW, đầu cuối hoặc MCU.

Bộ xử lý đa điểm (MP) đóng vai trị trộn tín hiệu, phân kênh và lưu chuyển dòng bit quá trình giao tiếp giữa các bên tham gia hội thoại.

*Cấu hình mạng H.323

Hình 2.2 Cấu hình mạng H.323

Cấu trúc mạng H.323 có thể được sử dụng thông dụng ở mạng LAN hoặc mạng gói diện rộng. Ngoài ra, H.323 cũng có thể mở rộng cho mạng WAN thông qua Gatekeeper H.323 hoặc các thiết bị có khả năng tự đưa ra các bản tin báo hiệu trực tiếp. Mọi kết nối WAN đều được xử lý bằng một hoặc nhiều Gateway H.323. Về mặt kỹ thuật, bất kể thiết bị nào nằm ngoài Gateway đều không được đề cập trong khuyến nghị H.323, nhưng các Gateway H.323 có thể phối hợp hoạt động với các loại thiết bị khác nhau trong các cấu trúc mạng khác nhau. H.323 còn có thể được sử dụng với mạng PSTN, mạng N-ISDN (mạng

ISDN với tốc độ dưới 1.5 hoặc 2 Mb/s) và mạng B-ISDN sử dụng ATM (mạng ISDN có tốc độ lớn hơn 1.5 hoặc 2 Mb/s).

Một phần của tài liệu các giao thức báo hiệu cơ bản trong chuyển mạch mềm giao thức megaco (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w