Giao thức SIGTRAN 46 8

Một phần của tài liệu các giao thức báo hiệu cơ bản trong chuyển mạch mềm giao thức megaco (Trang 46 - 49)

2. Vị trí của Softswitch trong mô hình NGN

2.4 Giao thức SIGTRAN 46 8

SIGTRAN là giao thức truyền tải mới, được xây dựng để thay thế giao thức điều khiển truyền dẫn TCP trong việc truyền tín hiệu báo hiệu SS7. Chức năng chính của giao thức SIGTRAN là dựng để truyền thông tin báo hiệu của mạng PSTN qua mạng IP.

SIGTRAN ra đời nhằm khắc phục một số hạn chế sau của giao thức TCP: - Các cơ chế truyền đảm bảo sự tin cậy: TCP là giao thức cung cấp việc

truyền dữ liệu tin cậy. Việc này được thực hiện thông qua cơ chế xác nhận và cơ chế tuần tự. Tuy nhiên, một vài ứng dụng yêu cầu chuyển giao thông tin tin cậy mà không cần duy trì thứ tự gói tin, trong khi một số khác lại yêu cầu đáp ứng cả về thứ tự của gói dữ liệu. Đối với TCP, cả hai trường hợp này đều gặp phải hiện tượng “nghẽn đầu dòng” gây nên các trễ không cần thiết.

- Yêu cầu thời gian thực: với việc gây trễ không cần thiết do sử dụng các cơ chế trên đó làm cho TCP không thích hợp với các ứng dụng thời gian thực.

- Các vấn đề bảo mật: TCP rất dễ bị tấn công do cơ chế bảo mật trong TCP không cao.

2.4.1 Kiến trúc giao thức SIGTRAN

Hình 2.7. Kiến trúc giao thức SIGTRAN

Kiến trúc này được định nghĩa gồm ba phần chính: - Giao thức IP tiêu chuẩn

- Giao thức truyền tải báo hiệu chung SCTP: SCTP là một giao thức truyền tải mới do IETF đưa ra. Giao thức này hỗ trợ một tập chung các tính năng truyền tải tin cậy cho việc truyền tải báo hiệu.

- Các phân lớp thích ứng: Hỗ trợ các hàm nguyên thủy xác định được yêu cầu bởi một giao thức ứng dụng báo hiệu riêng. Một vài giao thức phân lớp thích ứng mới được định nghĩa bởi IETF như: M2UA, M2PA, M3UA, SUA. Chỉ một giao thức được thực hiện tại một thời điểm nhất định.

2.4.2 Bộ giao thức SIGTRAN

Hình 2.8 Bộ giao thức SIGTRAN

Bộ giao thức SIGTRAN bao gồm các phần sau:

1. SCTP: Là giao thức hướng kết nối ở cùng cấp với TCP có chức năng

cung cấp việc truyền bản tin một cách tin cậy giữa những người sử dụng SCTP ngang cấp.

2. M2PA (Message Transfer Path 2 peer to peer Adaptation): M2PA

hỗ trợ việc truyền bản tin báo hiệu số 7 lớp MTP3 qua mạng IP. Signalling Gateway sử dụng giao thức thích ứng này đóng vai trị như một nut mạng SS7. M2PA có chức năng như MTP2.

3. M2UA (MTP2 User Adaptation): M2UA cũng được sử dụng để

truyền bản tin lớp MTP3 nhưng Signalling Gateway sử dụng nó không phải là một nút mạng SS7.

4. M3UA (MTP3 User Adaptation): M3UA được dựng để truyền bản

tin người dùng lớp MTP3 (như bản tin ISUP, SCCP). Lớp này cung cấp cho ISUP và SCCP các dịch vụ của MTP3 tại Signalling Gateway ở xa.

báo hiệu của người dùng lớp SCCP (TCAP, RANAP). SUA cung cấp cho TCAP các dịch vụ của lớp SCCP tại Signalling

Một phần của tài liệu các giao thức báo hiệu cơ bản trong chuyển mạch mềm giao thức megaco (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w