3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy tăng doanh thu tạ
3.2.2.1. Đối với Nhà nước
a. Về chính sách hỗ trợ vốn
Vốn là yếu tố quan trọng vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với một mức lãi suất hợp lý sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Những doanh nghiệp có vốn lớn thường chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, các đối tác, các nguồn cung ứng yếu tố đầu vào, từ đó tránh được các sự phụ thuộc từ bên ngoài. Thế nhưng thực tế có rất ít các doanh nghiệp có thể tự chủ về nguồn vốn, đa số họ phải vay từ bên ngồi hoặc phía đối tác đầu tư.
Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách vay vốn thơng thống tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh nhất, đồng thời các Ngân hàng cần nới lỏng các điều kiện cho vay để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đầu tư, đổi mới trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Về chính sách thuế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội to lớn cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với nước ta hiện nay. Để tận dụng cơ hội và để giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mơ, trong đó thuế là một cơng cụ hết sức quan trọng.
Nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách thuế tránh tình trạng các doanh nghiệp bị đánh thuế chồng chéo ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất và đóng góp cho ngân sách theo đúng luật định đảm bảo thoả mãn nhu cầu cả hai bên. Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
c. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp
Nhà nước ta chủ trương thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đa thành phần. Tạo dựng môi trường
cạnh tranh lành mạnh là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động nhỏ. Mơi trường cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy lợi thế của mình, tránh tình trạng doanh nghiệp lớn lấn áp doanh nghiệp nhỏ, độc quyền sản xuất, mua, bán hàng hóa, làm mất ổn định nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Để thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, Nhà nước cần tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngoài vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, quan trọng nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc; kết cấu hạ tầng xã hội và các dịch vụ công cộng như an ninh, dịch vụ tài chính tín dụng... Kết cấu hạ tấng kinh tế - xã hội tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.