Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc 2010-2016

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thương mại điện tử b2c và quy mô b2c của việt nam so với thế giới môn thương mại điện tử (Trang 25)

Cũng theo eMarketer, doanh thu TMĐT theo mơ hình B2C trong năm 2011 đạt 55,37 tỷ đô la, tăng 103,7% so với năm 2010. Con số này dự kiến sẽ tăng 94,1% trong năm 2012, đạt mức 107,5 tỷ đô la.

Trung Quốc là thị trường TMĐT B2C lớn thứ hai ở châu Á-Thái Bình Dương về doanh số bán hàng chỉ sau Nhật Bản và là thị trường lớn thứ tư trên thế giới xếp hạng theo doanh số TMĐT B2C. Doanh số TMĐT B2C của quốc gia này được dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản và đứng vị trí thứ hai trên thế giới thay Anh vào năm 2013

3.1.3. Hoa Kỳ

Theo dự đoán của eMarketer, doanh số TMĐT B2C năm 2012 của Hoa Kỳ ước đạt 224,2 tỷ đô la, tăng 15,4% so với năm 2011. Số lượng người tiêu dùng thực hiện mua sắm trực tuyến đang tăng lên trong khi tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 $0.00 $50.00 $100.00 $150.00 $200.00 $250.00 $300.00 $350.00 $400.00 $167.30 $194.30 $224.20 $256.00 $289.80 $325.20 $361.90 Doanh số bán hàng B2C Doanh số bán hàng B2C Bảng 3.1.3: Doanh số bán lẻ TMĐT Hoa Kỳ từ 2010-2016

eMarketer đưa ra con số dự báo này thơng qua phân tích tổng số liệu từ các cơng ty theo dõi doanh số bán hàng TMĐT, và báo cáo doanh thu từ các nhà bán lẻ trực tuyến lớn. eMarketer cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn với các giám đốc điều hành là những người phân tích triển vọng, xu hướng bán hàng TMĐT. Những con số eMarketer đưa ra không bao gồm du lịch và mua vé, nhưng bao gồm doanh số bán hàng được thực hiện trên các thiết bị di động và máy tính bảng

3.1.4. Hàn Quốc

Theo cơ quan Thống kê của Hàn Quốc (Statistics Korea), trong quý II năm 2012, doanh số TMĐT B2C của Hàn Quốc đạt khoảng 4,4 tỷ đô la, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm 2011. Mơ hình 2011 2012 Tỷ lệ tăng Q 2(triệu đơla) Chiếm tỷ lệ(%) Quý 1(triệu đôla) Chiếm tỷ lệ(%) Quý 2(triệu đôla) Chiếm tỷ lệ(%) Quý 2/2012 so với quý 1/2012(%) Quý 2/2012 so với quý 2/2011(%) B2C 4.279 1.9 4.384 1.7 4.395 1.6 0.2 2.7

3.1.5. Malaysia2010 2014 2010 2014 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 588.235 1633.987

Bảng 3.1.5: Thị trường TMĐT của Malaysia năm 2010 và dự báo năm 2014

3.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

3.2.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam

Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên đánh dấu sự hoạt động của Internet tại Việt Nam. Đến nay, cả nước có khoảng 4.3% triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15.5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan(15.65%), Trung Quốc(9.41%), Philippines(9.12%)…Nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá đã phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm Internet Việt Nam rằng”đến năm 2020, mức độ sử dụng internet của Việt Nam sẽ trình độ của các nước phát triển”.

Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng internet là 123,4%/năm(cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5.9 triệu người trong năm 2004, Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008, mức chi cho CNTT của Việt Nam nằm trong top 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trùn Quốc với tỷ lệ tăng trưởng 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia nhanh nhạy với mơ hình kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, hoạt động TMĐT ở Việt Nam vẫn còn chưa được như mong muốn. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức tìm thơng tin thị trường, bán hàng qua thư điện tử và các website TMĐT. Các hệ thống mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp lớn với nhau hầu như chưa tồn tại. Các cơng ty nói chung khả nhanh trong việc áp dụng TMĐT, nhưng cịn khơng ít các cơng ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, việc mua bán trực tuyến B2C và C2C tại Việt Nam chưa phổ biến và cũng chưa có doanh nghiệp nào cung cấp hồn chỉnh các cơng đoạn của một chu trình mua bán trực tuyến.

Số liệu thống kế của trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, hiện tại có 15 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và trong 3 năm tới số người sử dụng Interntet và trong 3 năm tới số người sử dụng Internet ở Việt Nam khoảng 30 triệu người. Thị trường rộng lớn đó cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, theo điều tra của Bộ Công Thương lần gần đây nhất với 1000 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có website chiếm 20-25%, nhưng tính năng TMĐT trong các website này cịn mờ nhạt. Chức năng website chủ yếu là giới thiệu về công ty, chiếm 93.8%, giới thiệu sản phầm, dịch vụ chiếm 62.5%, trong khi tính năng giao dịch TMĐT cho phép đặt hàng chỉ chiếm 27.4% hoạt động thanh toán trực tuyến chỉ có 3.2%.

Hoạt động TMĐT mới chỉ mạnh ở các doanh nghiệp lớn, đại đa số các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam vẫn đang nằm ngoài guồng quay của phương thức kinh doanh hiện đại này. Tuy nhiên, ở Việ Nam điều này mới đang ở bước khởi đầu. Có rất ít lĩnh vực mà người ta có thể sử thực sự thực hiện việc mua bán trên Internet”. Một hệ thống bán hàng trực tuyến hồn chỉnh phải đảm bảo u cầu: thay vì đến cơ sở của người bán, người mua có thể thực hiện tất cả các cơng đoạn của việc mua hàng chỉ thơng qua internet. Nghĩa là người mua có thể thực hiện việc xem hàng, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, thu hưởng các dịch vụ sau bán hàng thông qua Internet. TMĐT ở Việt Nam hiện nay thực chất chỉ gồm việc thiết lập một “showroom trên mạng” để giới thiệu về doanh nghiệp và trưng bày các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Một số website thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có thể đặt hàng thơng qua email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua hàng và sẽ tiến hành thanh toán. Nhưng việc mua bán hiện nay chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, cịn các cơng đoạn khác vẫn tiến hành theo cách thức thương mại truyền thống.

Trước nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT địi hỏi có một cơ quan thống nhất quản lý về hoạt động này, Vụ thương mại điện tử trực thuộc Bộ Công Thương đã được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về thương mại. Trong thời gian qua, Bộ

cơng thương đã tích cực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về TMĐT. Bộ đã có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, trong đó có việc đưa hoạt động Cổng thương mại điện tử quốc gia www.ecvn.gov.vn. Bộ

công thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn về TMĐT. Bên cạnh đó, Bộ Cơng thương cũng là cơ quan đầu mối trong các hướng dẫn hợp tác quốc tế về TMĐT.

3.2.2. Việt Nam-Ước tính quy mơ thị trường TMĐT B2C

Năm 2012, một số đơn vị đã triển khai khảo sát thị trường TMĐT B2C của Việt Nam. Do cách lấy mẫu, phân bổ mẫu của từng đơn vị khác nhau dẫn đến kết quả khảo sát có sự chênh lệch. Trong phần này, Báo cáo sẽ đưa ra ước tính quy mơ thị trường TMĐT B2C dựa trên kết quả điều tra so sánh của hai tổ chức là Công ty công nghệ thanh tốn tồn cầu VISA và Công ty phát triển thông tin IDC. Tỷ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến theo điều tra của hai tổ chức này tương ứng là 71% và 58%. Nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của một người tiêu dùng khoảng 30 USD, căn cứ vào tỷ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến của từng đơn vị khảo sát, doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2012 đạt trung bình khoảng hơn 600 triệu USD. Nếu căn cứ theo con số khả quan nhất do VISA cung cấp (với tỷ lệ 71% người dùng Internet có tham gia mua sắm trực tuyến), thì doanh số TMĐT bán lẻ ước tính sẽ đạt khoảng 667 triệu USD trong năm 2012.

Dân số VN năm 2012 Tỷ lệ dân số truy cập internet 2012 Ước tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của một người 2012

Tỷ lệ người truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến Ước tính doanh số thu được từ TMĐT B2C 2012 Nguồn khảo sát Tỷ lệ

87 triệu dân 36% 30USD VISA 71% 667 triệu USD IDC 58% 545 triệu

USD

Bảng 3.2.2.1: Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2012

Từ một góc độ khác, năm 2012 Cục TMĐT và CNTT tiến hành điều tra khảo sát đối với 47 sàn giao dịch TMĐT đã đăng ký với Bộ Công Thương. Kết quả khảo sát cho thấy tổng giá trị giao dịch ước tính được thực hiện qua những website này năm 2012 đạt khoảng 354 triệu USD. Nếu đưa ra dự đoán khiêm tốn nhất là giá trị giao dịch của 47 sàn này chiếm khoảng 50% thị trường TMĐT B2C thì doanh số của cả thị trường TMĐT B2C Việt Nam năm 2012 đạt xấp xỉ 700 triệu USD.

Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, mục tiêu đến hết 2015 sẽ có khoảng 40% - 45% dân số sử dụng Internet. Mặt khác, theo Quyết định số 1199/QĐ- TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 – 2015, mục tiêu đến cuối năm 2015 dân số Việt Nam dự đoán đạt tối đa 93 triệu dân.

Căn cứ vào những số liệu trên, nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 20 USD so với năm 2012, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến khơng đổi, thì ước tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 1.3 tỷ USD

Dân số VN

năm 2015 Tỷ lệ dân số truy cập internet 2015

Ước tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của một người 2015

Tỷ lệ người truy cập internet tham gia mua sắm

trực tuyến Ước tính doanh số thu được từ TMĐT B2C 2015 Mức độ Tỷ lệ

93 triệu dân 45% 50USD Cao 70% 1.463 triệu USD

Trung bình 65% 1.360 triệu USD Thấp 60% 1.255 triệu

USD

Bảng 3.2.2.2: Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2015

3.3. Bài học từ các doanh nghiệp thành công

Hầu hết các doanh nghiệp thành công trong thương mại điện tử B2C đều là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và mức giá hấp dẫn, cộng thêm là các dịch vụ cho khách hàng có chất lượng cao. Theo đó, rõ ràng giữa các kênh bán hàng trực tiếp và các kênh bán hàng truyền thống khơng có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác mà thương mại truyền thống khơng có điều kiện và khả năng. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các loại hình dịch vụ đó.

Đặc tính của các loại hàng hóa có khả năng bán chạy trong mơi trường TMĐT

 Hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng

 Các sản phẩm số hóa, ví dụ như sách, âm nhạc và phim ảnh;

 Các sản phẩm có mức giá thấp tương đối;

 Các sản phẩm được mua bán thường xuyên ( ví dụ như các vật phẩm tiêu dùng hàng ngày);

 Các sản phẩm có đặc điểm kỹ thuật được chuẩn hóa, do vậy khơng cần thiết kiểm tra hàng hóa thực tế;

 Các sản phẩm đã được đóng gói, có thương hiệu nổi tiếng và không mở ra ngay cả trong các cửa hàng truyền thống

Bên cạnh đó, các cơng ty khi triển khai hoạt động thương mại điện tử B2C cũng cần lưu ý đến lý do khách hàng tham gia thương mại điện tử B2C. Có rất nhiều lý do giải thích việc khách hàng mua hàng trực tuyến. Trên thực tế, lý do khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến có thể thấy trong hình. Biểu đồ cho thấy tiết kiệm thời gian, khả năng tìm kiếm các sản phẩm ở diện rộng, khả năng so sánh giá cả các loại hàng hóa là những lý do chủ yếu giải thích nguyên nhân tại sao khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết luận

 Hiểu rõ về những vấn đề cơ bản trong TMĐT

 Nắm được mơ hình B2C của Việt Nam so với thế giới

2. Hướng phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng việt

[1] Bộ Công Thương Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin- Báo cáo

thương mại điện tử Việt Nam 2012, 2012.

[2] Khoa CNTT trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên- Đề cương thương mại điện tử

2. Nguồn internet

- www.InternetWordldStats.com

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thương mại điện tử b2c và quy mô b2c của việt nam so với thế giới môn thương mại điện tử (Trang 25)