Bài học từ các doanh nghiệp thành công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thương mại điện tử b2c và quy mô b2c của việt nam so với thế giới môn thương mại điện tử (Trang 30 - 32)

Chương III : Tình hình thương mại B2C trong nước và thế giới

3.3. Bài học từ các doanh nghiệp thành công

Hầu hết các doanh nghiệp thành công trong thương mại điện tử B2C đều là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và mức giá hấp dẫn, cộng thêm là các dịch vụ cho khách hàng có chất lượng cao. Theo đó, rõ ràng giữa các kênh bán hàng trực tiếp và các kênh bán hàng truyền thống khơng có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác mà thương mại truyền thống khơng có điều kiện và khả năng. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các loại hình dịch vụ đó.

Đặc tính của các loại hàng hóa có khả năng bán chạy trong mơi trường TMĐT

 Hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng

 Các sản phẩm số hóa, ví dụ như sách, âm nhạc và phim ảnh;

 Các sản phẩm có mức giá thấp tương đối;

 Các sản phẩm được mua bán thường xuyên ( ví dụ như các vật phẩm tiêu dùng hàng ngày);

 Các sản phẩm có đặc điểm kỹ thuật được chuẩn hóa, do vậy khơng cần thiết kiểm tra hàng hóa thực tế;

 Các sản phẩm đã được đóng gói, có thương hiệu nổi tiếng và không mở ra ngay cả trong các cửa hàng truyền thống

Bên cạnh đó, các cơng ty khi triển khai hoạt động thương mại điện tử B2C cũng cần lưu ý đến lý do khách hàng tham gia thương mại điện tử B2C. Có rất nhiều lý do giải thích việc khách hàng mua hàng trực tuyến. Trên thực tế, lý do khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến có thể thấy trong hình. Biểu đồ cho thấy tiết kiệm thời gian, khả năng tìm kiếm các sản phẩm ở diện rộng, khả năng so sánh giá cả các loại hàng hóa là những lý do chủ yếu giải thích ngun nhân tại sao khách hàng tham gia mua hàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thương mại điện tử b2c và quy mô b2c của việt nam so với thế giới môn thương mại điện tử (Trang 30 - 32)