1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ VÀNG
1.2.4. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế
Nền kinh tế có tác động trực tiếp đến giá vàng, thơng qua chính sách tiền tệ, lạm phát và sức mạnh đồng đô la. Nhưng xét chiều ngược lại biến động giá vàng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?
1.2.4.1. Biến động giá cả các mặt hàng khác
Trước đây, trong các hệ thống tiền tệ trước, vàng thể hiện rõ chức năng thước đo giá trị và do đó giá vàng tăng thì các mặt hàng cũng tăng giá. Ngày nay việc dùng vàng định giá hay làm phương tiện thanh toán đã giảm đi rất nhiều nhưng ở một số nước, những mặt hàng giá trị cao vẫn sử dụng cách tính giá này ( ví dụ: giao dịch bất động sản ở Việt Nam).
Mặt khác có thể xem xét tác động của giá vàng lên giá cả hàng hóa khác thơng qua giá trị đồng Đô la. Bởi sự biến động giá vàng tương đương với những biến động ngược lại của giá trị đồng Đơ La. Trong thanh tốn thương mại quốc tế đồng Đơ la vẫn giữ một vai trị quan trọng. Các mặt hàng vẫn chủ yếu được định giá bằng đồng Đơ La như cà phê, ca cao, dầu,... Do đó khi giá vàng tăng tương đương với Đô la giảm giá, phải cần nhiều Đơ
la hơn để mua hàng hóa và giá hàng hóa tăng. Ngược lại, khi giá vàng giảm, đồng Đô la tăng giá, các mặt hàng sẽ giảm giá tương đối.
1.2.4.2. Ngành khai thác mỏ và chế tác vàng
Khi giá vàng biến động trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai mỏ, đến các công ty chế tác trang sức. Hai ngành này đặc biệt nhạy cảm với biến động giá vàng. Giá vàng có xu hướng tăng khiến doanh nghiệp ngành vàng muốn tăng năng suất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. Song khi giá vàng tăng quá cao, ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân về mặt hàng này lúc đó đầu ra cho ngành khai thác mỏ, đầu ra cho thị trường trang sức sẽ sụt giảm.
Đối với những nước có nguồn thu chủ yếu từ khai thác mỏ như Nam Phi sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất. Hay những nước xuất khẩu nữ trang lớn như Ấn Độ, Thái lan...khi giá vàng tăng cao, khiến nhu cầu thế giới về vàng nữ trang giảm sút, do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn của những nước này.
1.2.4.3. Thị trường tín dụng
Việc giá vàng thế giới biến động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình hình cho vay và huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Khi giá vàng có xu hướng tăng nhu cầu nắm giữ vàng làm tài sản cất trữ giá trị sẽ tăng. Do đó việc gửi tiền tiết kiệm sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ vàng. Điều đó có thể dẫn tới tình trạng người dân rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Nếu các ngân hàng muốn huy động lượng vốn bằng tiền để đáp ứng đủ nhu cầu thì chỉ cịn cách tăng lãi suất huy động. Lúc này giá vàng thực sự ảnh hưởng đến thị trường tín dụng, thơng qua ảnh hưởng lên mặt bằng lãi suất. Mặt khác, giá vàng tăng ảnh hưởng đến các khoản tín dụng bằng vàng. Trên
thế giới, có các sản phẩm huy động vốn bằng vàng rất phát triển như: tài khoản vàng (Gold account), chứng chỉ vàng (Gold certificate)
1.2.4.4. Thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối
Xét vàng là một tài sản trong danh mục đầu tư: khi xem xét lựa chọn một tài sản đề đầu tư, NĐT sẽ quan tâm đến lợi tức thu được và rủi ro phải gánh chịu. Khi giá vàng biến động mạnh, điều đó có nghĩa là mức độ rủi ro tăng, nhu cầu đầu tư sẽ bị chi phối. Nếu giá vàng tăng, tương đương với lợi tức tăng thì nhu cầu về tài sản đó sẽ tăng. Mặt khác nguồn vốn của mỗi NĐT là có hạn nên khi muốn đầu tư nhiều vào tài sản nào thì tài sản khác sẽ giảm tỷ trọng trong danh mục. Do đó sự tăng giá vàng sẽ làm giảm lượng vốn đổ vào thị trường tài chính khác như thị trường chứng khốn, thị trường ngoại hối.
Xét theo khía cạnh vàng là tài sản đảm bảo, là vịnh tránh bão, giá vàng tăng mạnh đồng nghĩa với nền kinh tế bất ổn, giá trị đồng tiền giảm sút do đó sẽ làm giảm khối lượng đầu tư vào thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.