1.3. THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.3.4. Những thị trường vàng chính trên thế giới
Những thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng hóa như dầu (dầu thơ, xăng, dầu cặn), nông sản (đường, cà phê, cacao), các kim loại quý (vàng, bạc copper, aluminum) và các kim loại khác (nhôm, kẽm, thiếc, uranium…) được gọi là sàn giao dịch hàng hóa. Trên thế giới thị trường vàng Luân Đơn và Sàn giao dịch hàng hóa New York là hai thị trường vàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới, tại Châu Á có Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo và Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ là đại diện tiêu biểu tại Trung Đông.
1.3.4.1. Thị trường vàng London
(London Bullion Market – LBM)
Thị trường vàng London là một thị trường lâu đời nhất trên thế giới, ra đời từ cuối thế kỷ 17. Là thị trường phi tập trung, diễn ra hầu hết những giao dịch bán buôn vàng vật chất trên thế giới. Trên thị trường, Hiệp hội thị trường vàng London "London Bullion Market Association" (LBMA) đại diện cho lợi ích của những chủ thể tham gia. Hầu hết những thành viên đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tác vàng. Chính vì vậy giá vàng trên thị trường London được những thị trường khác lấy làm giá vàng thế giới để tham khảo.8
1.3.4.2. Sở giao dịch hàng hóa New York
(New York Mercantile Exchange - NYMEX)
NYMEX được thành lập bởi sự sát nhập của 2 sàn giao dịch: NYMEX giao dịch hydrocarbons, platinum, điện, palladium và COMEX (vàng, bạc, aluminum). COMEX được thành lập vào năm 1933 thông qua sự liên kết của bốn sở giao dịch nhỏ hơn (the National Metal Exchange, the Rubber Exchange of New York, the National Raw Silk Exchange, và the New York Hide Exchange) và chịu sự điều hành của Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. Sàn giao dịch COMEX là sàn giao dịch vàng tương lai và quyền chọn với các hợp đồng lớn lên tới hàng tỷ đô la.
1.3.4.3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo
(The Tokyo Commodity Exchange - TOCOM)
TOCOM bắt đầu giao dịch vàng từ năm 1982. Trên sàn giao dịch những hợp đồng giao sau và quyền chọn về kim loại q, dầu, cao su, nhơm. Chi phí giao dịch theo mức thỏa thuận. TOCOM là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo Luật Sở giao dịch ban hành từ năm 1950 (Commodity Exchange Law – 1950)
1.3.4.4. Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ
(Dubai Gold & Commodities Exchange – DGCX)
DGCX bắt đầu hoạt động vào tháng 11 năm 2005, thời điểm thành lập khá muộn so với thế giới song nó vẫn là một sàn giao dịch các hợp đồng phái sinh hàng hóa đầu tiên tại Trung Đơng. Với thói quen sử dụng vàng trang sức của người dân, thị trường vàng Ấn độ nhanh chóng phát triển và là giữ vai trò quan trọng đối với Ấn Độ cả khu vực Trung Đông. Thị trường này diễn ra khoảng 20% những giao dịch vàng vật chất trên thế giới. Loại vàng được giao dịch trên thị trường này tuân theo những quy định của thị
trường Luân Đôn. Đơn vị yết giá trên Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Ấn Độ là USD/oz.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
2.1.1. Tình hình kinh tế Thế giới và Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng Tài chính Quốc tế
2.1.1.1. Nền kinh tế Thế giới
Từ giữa năm 2007, nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính do bong bóng bất động sản thế chấp vỡ, các ngân hàng, tổ chức tín dụng Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn, đứng trước bờ vực phá sản. Với vị thế và tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới, và chịu ảnh hưởng trước tiên là khối EU, Nhật. Theo nhiều nhận định của các nhà kinh tế thì đây là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất từ sau Đại khủng hoảng những năm 30.
Cuộc khủng hoảng đã có diễn biến rất nhanh, đến quý IV/2008, khủng hoảng tài chính tác động xấu nghiêm trọng đến các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất chế tạo (ôtô, điện tử, xây dựng, vận tải, du lịch, v.v...), chuyển hóa thành khủng hoảng kinh tế- tài chính và nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái nghiêm trọng. Theo IMF, đến thời điểm đó số nước và vùng lãnh thổ đại diện cho 3/4 GDP toàn cầu đã lâm vào suy thoái. IMF đánh giá đây lần đầu tiên tất cả các chỉ số vĩ mô của kinh tế thế giới đều giảm mạnh (thu nhập đầu người giảm 2,5%, sản lượng công nghiệp thế giới giảm 6,2%, thương mại quốc tế giảm 11%, vốn quốc tế giảm 6,1%, tiêu thụ năng lượng giảm 1,5%...). Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 2008 ước tính có 200
triệu người trên thế giới bị mất việc làm và vẫn tăng thêm trong năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua, trong đó các nước phát triển đã tăng lên 9-10%, một số nước đã lên đến hai con số (Tây Ban Nha 14%, Mỹ 10,2%). Trong khi đó lạm phát gia tăng ở các nước, đặc biệt lạm phát phi mã ở Zimbabue, Chi Lê,...Sự bất ổn kinh tế xã hội đã làm gia tăng mâu thuẫn chính trị ở nhiều nước trên thế giới (Cơng Đảng Anh bị chỉ trích và mất điểm trước bầu cử; Chính phủ Iceland, Zimbabue, Chi Lê...).9
Trước tình hình đó các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… đã đưa ra những gói kích thích kinh tế rất lớn để có thể nhanh chóng phục hồi kinh tế. Thực tế cho thấy những biện pháp cấp bách và thiết thực này đã khắc phục được những khó khăn trước mắt.
Trong khn khổ ln văn việc phân tích tình hình kinh tế sẽ khơng đi sâu và bao qt tồn bộ nền kinh tế thế giới. Để phục vụ cho việc phân tích giá vàng ở mục 2.2, trong phần này sẽ phân tích tình hình kinh tế thế giới với những điểm nhấn: nền kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới (qua đó thấy được biến động giá trị đồng Đơla), biến động giá dầu và tình hình lạm phát ở một số nước trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng TCQT.
a) Nền kinh tế lớn nhất thế giới và sức mạnh đồng Đôla
Từ năm 2005 – 2006 thị trường bất động sản trở nên rất sôi động, người dân Mỹ dễ dàng có thể sở hữu một căn nhà nhờ những sản phẩm vay nợ của ngân hàng. Song nó cũng dẫn đến hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ khiến cho thị trường nhà đất Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Và như những điều người ta lo sợ, quả bóng vỡ và khủng hoảng thị trường nhà ở thứ cấp nổ ra. Cuộc khủng hoảng là nguyên 9 Báo cáo thường niên của IMF
nhân chính khiến cho kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng tài chính, tổng sản phẩm trong nước giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, lạm phát gia tăng và thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.
GDP thực tế tăng trưởng âm tới 6,4%: 6 năm liền (2002-2007) nền
kinh tế Mỹ liên tục đạt mức tăng trưởng dương, nhưng sang quý I năm 2008, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng trưởng âm 0,7%, báo hiệu giai đoạn kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Quý II, nhờ kết quả thực hiện chính sách đồng Đơla yếu, xuất khẩu tăng đã kéo GDP tăng trưởng dương dương. Nhưng cuộc khủng hoàng diễn biến nhanh chóng, khiến mức độ suy giảm tổng sản phẩm trong nước của Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng. Đỉnh điểm vào quý I/2009 GDP thực tế suy giảm tới mức – 6,4%. Có thể nhìn thấy sự tăng giảm rất lớn trong biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Tăng trường GDP theo quý
- GDP đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát
Nguồn: Biểu đồ 2-10 “Economic Report of the President Feb – 2010”
Thị trường chứng khoán tụt dốc nghiêm trọng: Để nhận thấy sự sụt
giảm trầm trọng của thị trường chứng khoán Mỹ cần kể đến dấu mốc trước đó mà Chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow Jones (DJIA) đã thiết lập vào ngày mùng 9 tháng 10 năm 2007, khi chỉ số này lên cao nhất trong lịch sử - vượt mức 14000 điểm. Nhưng từ ngày 11/10 DJI đã có những dấu hiệu giảm
điểm là thực sự nghiêm trọng khi lần lượt các định chế tài chính Mỹ liên tiếp rơi vào tình trạng khó khăn dẫn tới phá sản, hoặc bị mua lại hoặc phải nhờ đến sự cứa trợ của FED. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, Ngay sau khi thông tin về sự sụp đổ của Lehman Brothers và Merrill Lynch thì phải bán lại cho đối thủ Bank of America, khiến Dow Jones sụt một mạch trên 500 điểm (từ 11.421,99 xuống 10.917,54). Cùng lúc đó giá dầu tăng cao 150$/ thùng gây tác động xấu đến nền kinh tế khiến DJIA liên tục những phiên giảm điểm và tuột khỏi mức 10000 điểm trong tháng 10 năm 2008.
Thời gian này, những hành động cắt giảm lãi suất, mở rộng cung tiền về lượng của chính phủ Mỹ chỉ tạo nên những biến động trong vài phiên mà không ngăn chặn được đà giảm điểm. Đến ngày 20/11 năm 2008 chỉ số Dow Jones đã xuống 7392,27 điểm. Thời gian giáng sinh cận kề, tiêu dùng cũng không làm cho DJIA tăng là bao, chỉ vực lên gần mức 9000. Ngày 9 tháng 3 năm 2009 chỉ số đã tụt giảm xuống mức 6440,08 thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997, và mất 20% giá trị chỉ trong vòng 6 tuần.
Biểu đồ 2.2: Biến động chỉ số bình qn cơng nghiệp (DJIA) (8/2007 – 12/2009)
Nguồn: http://www.epips.com/djia/2007-2009-financial-crisis.html
Ngược lại với xu hướng của quý I những quý sau của năm 2009, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu có những dấu hiệu khả quan. Chỉ số Dow Jones tăng đều và trở lại chạm mốc 10000 vào cuối năm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối năm DJIA đạt 10428,05 điểm. Đạt được kết quả này là do các biện pháp giải cứu thị trường của các nước trở nên có tác dụng và dấu hiệu hồi phục kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Sang Những tháng đầu năm 2010, xu hướng tăng vẫn tiếp tục và khá ổn định. DJIA luôn đạt mức trên 10000, ngày 23/3 vừa qua lên mức 10888,83 cho thấy thị trường đang dần hồi phục trở lại.
Tình trạng thất nghiệp báo động: Trong năm 2008 số người mất việc
làm tại Mỹ tăng trung bình 82.000 người mỗi tháng trong suốt 8 tháng đầu năm, sau đó con số này lên tới 420.000 người trong 3 tháng tiếp theo. Tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tục từ mức 5% tháng 4 lên tới 7,4% vào tháng cuối năm. Sang năm 2009 tình hình cịn nghiêm trọng hơn, tỷ lệ này tiếp tục tăng từ 7,70% lên tới 10,2% - tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vòng 26 năm trở lại
đây.10 Sự gia tăng này là do chuỗi phá sản của các cơng ty tài chính, ngân hàng, đồng thời nền sản xuất thu hẹp do khó khăn tín dụng gây ra.
Chỉ tính riêng năm 2009 đã có 171 ngân hàng và tổ chức tín dụng Mỹ bị phá sản, gấp sáu lần số ngân hàng bị phá sản trong cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi thập niên 80 thế kỷ trước. Kéo theo tình trạng đói tín dụng làm cho nhiều ngành sản xuất trong nền kinh tế của Mỹ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ơ tơ. Nền kinh tế đi vào suy thoái nên các lĩnh vực thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Những nguyên nhân này khiến chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với vấn đề xã hội sẽ là một gánh nặng cho sự vực dậy của nền kinh tế.
Trước tình hình kinh tế khó khăn, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như:
- Hạ lãi suất và tăng mua chứng khốn có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (Mortgage – backed security); Fed tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính.
Bảng biểu 2.1: Những đợt thay đổi lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng
Ngày (2008) Tăng (điểm) Giảm (điểm) Mức lãi suất (%) 16 tháng 12 29 tháng 10 8 tháng 10 30 tháng 4 … … … … 75 – 100 50 50 25 0 – 0,25 1,00 1,50 2,00 10 http://www.tradingeconomics.com/Economics/Unemployment-Rate.aspx? Symbol=USD#ixzz0iaj1mnGW
18 tháng 3 30 tháng 1 22 tháng 1 … … … 75 50 75 2,25 3,00 3,50 Nguồn: http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/openmarket.htm
- Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này nắm giữ) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
- Chương trình Term Auction Facility nhằm cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008. Thực hiện chương trình Economic Stimulus Act of 2008. Theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hồn thuế thu nhập cá nhân.11
Biến động giá trị đồng Đôla
Trong khi những nền kinh tế khác đang trong giai đoạn phát triển ổn định, thì khủng hoảng bất động sản xảy ra đã khiến cho các tổ chức tín dụng Mỹ giảm tính thanh khoản, nền kinh tế khó khăn do thiếu tín dụng. Bên cạnh đó những giải pháp Chính phủ Mỹ đưa ra nhằm giải quyết tình trạng này đã khiến cho đồng USD trở nên kém hấp hẫn và giảm giá mạnh so với EUR, YEN, …Đến khi cuộc khủng hoảng tại Mỹ lan rộng ra, ảnh hưởng của nó đã khiến cho hầu hết nền kinh tế thế giới cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng. Lúc này những đồng tiền trở nên mất giá trị so với USD, hay nói cách khác, USD lên giá.
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ giá EUR/USD
Nguồn: Bloomberg
Sau khi giảm giá khá đều đặn trong hơn hai năm do những bất ổn từ thị trường bất động sản trong nước (từ năm 2006 đến tháng 4 năm 2008), đồng USD mất giá cao nhất khi 1 Euro đổi được gần 1,6 USD vào ngày 22 tháng 4/2008. Đầu năm 2008, trong khi Mỹ đang phải thực hiện những chính sách giải cứu thị trường, như giảm thuế, giảm lãi suất, thực hiện các chương trình hỗ trợ tín dụng thì ECB vẫn đang điều hành tăng lãi suất.12 ECB tăng lãi suất tiền gửi 25 điểm vào tháng 7/2008 do đó càng đẩy mạnh sự mất giá của USD so với EUR.
Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính Mỹ lan sang khối EU, nền kinh tế khu vực này nhanh chóng chịu những ảnh hưởng sâu sắc. Đồng EUR và phần lớn các đồng tiền chủ chốt khác đã đồng loạt trải qua sự biến động chóng mặt về mối tương quan sức mua giữa các đồng tiền. Tháng 11/2008, tỷ giá Euro/USD chỉ còn 1Euro tương đương hơn 1,20USD. Những tháng trong năm 2009, với từng bước kinh tế phục hồi, các đồng tiền đã lấy lại 12 Website của European Central Bank: Home > Statistics > Monetary operations > Key interest rates
được phần nào giá trị, và tăng giá trở lại so với USD (1Euro đổi được hơn 1,50USD vào tháng 12/2009). Về cuối năm một lần nữa đồng tiền chung của khối EU mất giá do vấn đề nợ Hy Lạp khiến giới đầu tư lo sợ tính thanh khoản khổi EU giảm sút và có thể dẫn tới khan hiếm tín dụng tiếp diễn. Lúc
này 1EUR chỉ cịn đổi được 1,3756USD.
b) Giá Dầu tăng kỷ lục
Theo báo cáo hàng năm của Hiệp hội năng lượng Thế giới (World energy council), nhu cầu tiêu dùng năng lượng đã tăng 4% từ năm 2001 đến năm 2007, mặc dù sự tăng giá trong khoảng thời gian này lên tới 66%. Sang năm 2008 chúng ta đã chứng kiến một sự tăng giá dầu đột biến, giá dầu thô không chỉ vượt ngưỡng 100 USD/thùng mà trong tháng 7 có lúc lên tới 146 USD/thùng. Sự tăng giá này nằm trong xu hướng tăng kể từ năm 2002 khi