Chính sách tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC tế TRONG bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN bảo VIỆT NAM LIÊN hệ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN về BIỂN ĐÔNG của TRUNG QUỐCGOI GIAO TIU LUN mon hc d (Trang 28 - 32)

Ở tất cả các quốc gia, thông tin, tuyên truyền luôn là một bộ phận không thể tách rời khỏi chính trị. Với Trung Quốc, tun truyền càng có ý nghĩa quan trọng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc là lực lượng lãnh đạo chính trị duy nhất. Bởi vậy,

lý thuyết dòng tự do thông tin cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Trung Quốc ủng hộ quan niệm báo chí và truyền thông phải do nhà nước lãnh đạo, làm chủ, chi phối để phục vụ lợi ích của giới lãnh đạo và quốc gia dân tộc mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước sở hữu và điều hành, hoặc có thể là các cơ quan tư nhân trên danh nghĩa nhưng thực tế vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền. Hầu hết các chế độ chuyên chế – kể cả các chế độ ở Trung Quốc và Nga – đều áp dụng mơ hình này một cách khéo léo – dùng cả các phương tiện truyền thông nhà nước lẫn các cơ quan truyền thông tư nhân để thực hiện những mục đích của mình24

. Chủ tịch Mao Trạch Đông từng chỉ ra rằng “việc thắt chặt kiểm sốt truyền thơng là điều kiện tiên quyết” để duy trì ổn định chính trị và ví

việc “kiểm sốt ngịi bút” quan trọng như “kiểm sốt ngịi súng”25

. Điều lệ công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8/2019 tiếp tục định vị

“công tác tuyên truyền là cơng việc cực kỳ quan trọng… nhằm duy trì đường lối lãnh đạo của Đảng”.

Trung Quốc đang dồn nhiều các nguồn lực để tuyên truyền về Biển Đông, điều này thể hiện qua: việc duy trì một bộ máy chỉ đạo nhất qn, thơng suốt; sử dụng linh hoạt các nguồn khác nhau, đa dạng hóa các sản phẩm tuyên truyền; đa dạng hóa các kênh (báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình), các cơng cụ như hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện thể thao, phim ảnh...và tiến tới kiểm sốt các nền tảng truyền thơng hiện đại26

. Hai nhóm đối tượng chính mà hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc nhắm tới đó là: Người Hoa ở hải ngoại và người ngoại quốc không phải người Hoa. Người Đài Loan được coi thuộc nhóm người Hoa ở hải ngoại. Quan chức sứ quán Trung Quốc tại mỗi nước trên thế giới đều

24 Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy, Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

25 Học viện Ngoại giao (2016), Truyền thông quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn, XNB Thông tấn, Hanoi, tr. 119

26 Hồng Lan, Chính sách tun truyền về Biển Đơng của Trung Quốc, http://nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 01/05/2020.

vận động những người có quan điểm ủng hộ Trung Quốc trong giới tinh hoa của hai nhóm này, đồng thời cơ lập và phản đối những người ủng hộ Đài Loan độc lập và những đối tượng CCP27 coi là “chống phá Trung Quốc”.

Cùng với mục tiêu xây dựng “cường quốc biển” và đích đến “trăm năm” thứ nhất 2021, Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình củng cố yêu sách, tăng cường kiểm sốt, chiếm đóng thực địa sau khi đã cơ bản thay đổi nguyên trạng bằng nhiều công cụ khác nhau. Việc sử dụng hình ảnh đường lưỡi bị trong bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em Abominable do Hãng phim Dreamwork (Mỹ) và Pearl Studio

(Trung Quốc) phối hợp sản xuất, công chiếu vào tháng 10/2019 cho thấy Trung Quốc đã không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để phổ biến các yêu sách phi lý trên Biển Đơng. Từ thực tiễn có thể thấy tuy khơng có văn bản hay phát ngơn chính thức về mặt chính sách, song chính phủ Trung Quốc đã tiếp cận có chủ đích, nhất qn và đầu tư nguồn lực lớn để truyền bá các yêu sách bất hợp pháp, “lấp liếm” các quan điểm phi lý, và bao biện cho những hành động ngang ngược của mình. Trung Quốc đã sử dụng tuyên truyền như một mặt trận, thậm chí một “phương thức đấu tranh”, nhằm tạo ra những lợi thế về nhận thức trong dư luận, hỗ trợ cho các mặt

trận thực địa, quân sự, pháp lý và ngoại giao của nước này trên Biển Đông.

Mới đây nhất, Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19 để tuyên truyền về

„„đường lưỡi bò‟‟. Báo Thanhnien.vn ngày 18/03/2020 có lên bài biết kèm hình

ảnh và dòng dẫn nhập thế này: „„Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 để đăng bản đồ có “đường lưỡi bị” phi pháp ở Biển Đông trên trang Facebook chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao, khiến cộng đồng mạng phẫn nộ‟‟. Có thể nói, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định thâu tóm Biển Đơng

dù trong bất cứ hồn cảnh nào. Báo thanhnien.vn cũng trích dẫn đoạn phỏng vấn với chuyên gia Hoàng Việt (thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc

Liên đồn Luật sư Việt Nam), ơng nói rằng tham vọng độc chiếm Biển Đơng của Trung Quốc đã có từ lâu, với mục đích trở thành cường quốc biển để bá chủ thế giới. Chính vì vậy, khi chưa đạt được mục đích thì khơng dễ gì mà Trung Quốc từ bỏ. Thậm chí ngay lúc đang phải ứng phó dịch Covid-19, Trung Quốc cũng không ngưng việc thị uy, đe dọa hịng cưỡng chiếm Biển Đơng. Mặc dù tham vọng này bị thế giới phản đối vì vi phạm luật quốc tế, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tuyên truyền, muốn gây sự ngộ nhận nên đã liên tục tìm mọi cách để đưa “đường lưỡi bò” vào

tất cả những gì mà họ có thể làm. Trước nay, Trung Quốc đã cố tình cài cắm

“đường lưỡi bò” trong phim ảnh, đồ chơi trẻ em, ấn phẩm khoa học bất chấp sự

chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Vì thế, chúng ta khơng được lơi lỏng trước dã tâm này của Trung Quốc. Xét về việc tuyên truyền hết sức vô lý này28

, quả thật, Trung Quốc đang làm rất tốt công tác truyền thông nhằm dắt mũi dư luận cả trong và ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 2020 là năm đánh dấu mốc 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội cũng chịu nhiều ảnh hưởng như vậy từ Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mơ hình. Dù muốn hay khơng, Biển Đơng đã là vấn đề quốc tế bởi sự tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực. Nó càng trở thành vấn đề quốc tế khi là một trong những đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới. “Trung Quốc

định làm gì ở Biển Đơng” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đơng” đã và đang

là câu hỏi cần chúng ta tập trung đồn kết tìm ra câu trả lời phù hợp nhất. Theo H.R. McMasters (cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ), chiến lược của Trung Quốc gồm ba mũi nhọn là “chiếm đoạt, cưỡng chế, ngụy tạo”. Vậy nên, để đối phó với ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam luôn chủ dộng tích cực đấu

28 Ngọc Mai, Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để tuyên truyền „„đường lưỡi bò‟‟, https://thanhnien.vn, truy cập ngày 03/05/2020.

tranh giữ vững, sẵn sàng chiến đấu, đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp, vận dụng tốt các phương thức truyền thông và truyền thông quốc tế, đồng thời cùng ASEAN và các đối tác chia sẻ tầm nhìn an ninh khu vực, cần tăng cường sức mạnh răn đe.

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC tế TRONG bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN bảo VIỆT NAM LIÊN hệ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN về BIỂN ĐÔNG của TRUNG QUỐCGOI GIAO TIU LUN mon hc d (Trang 28 - 32)